Trang Chủ Sách bài tập lớp 9 SBT Sinh 9

Bài 6, 7, 8 trang 112 SBT Sinh 9: Trồng cây, gây rừng có tác dụng gì trong việc bảo vệ môi trường?

Chương VIII. Con người, dân số và môi trường – SBT Sinh học lớp 9: Giải bài 6, 7, 8 trang 112 Sách bài tập Sinh học 9. Câu 6: Ô nhiễm môi trường là gì ? Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường là gì; Trồng cây, gây rừng có tác dụng gì trong việc bảo vệ môi trường?…

Bài 6: Ô nhiễm môi trường là gì ? Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường là gì?

– Ô nhiễm môi trường, là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hoá học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống con người và các sinh vật khác.

–     Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường là chính hoạt động của con người gây ra trong lao động sản xuất và sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên, con người đã và đang nỗ lực bảo vệ và cải tạo môi trường sống của mình ; con người hoàn toàn có khả năng hạn chế ô nhiễm môi trường.

Bài 7: Trồng cây, gây rừng có tác dụng gì trong việc bảo vệ môi trường?

Trồng cây, gây rừng là một biện pháp quan trọng để bảo vệ môi trường vì:

–      Làm trong sạch không khí khi cây lấy khí C02 và thải khí 02 ra khí quyển trong quá trình quang hợp của lá cây ; đồng thời cây còn có tác dụng cản bụi và gió, làm mát không khí nhờ quá trình bốc hơi rtước, điều hoà khí hậu…

Advertisements (Quảng cáo)

–     Do phá hoại rừng nên tạo ra nhiều vùng đất trống, đồi trọc. Khi đó, gây ra những hiện tượng sụt lở, xói mòn đất, lũ lụt, hạn hán, mất nguồn nước ngầm… Trồng cây, gây rừng trên những vùng đất trống, đồi trọc sẽ hạn chế các hiện tượng bất lợi này để bảo vệ môi trường.

Góp phần khôi phục các hộ sinh thái, khôi phục thảm thực vật đã bị phá huỷ, tái tạo sự cân bằng sinh thái, tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững.

Bài 8: Hậu quả của việc chặt phá rừng bừa bãi và cháy rừng là gì ?

Advertisements (Quảng cáo)

Việc chặt phá rừng bừa bãi và cháy rừng gây nên những hậu quả rất nghiêm trọng sau đây :

–     Làm diện tích rừng bị thu hẹp, cây rừng mất đi gây xói mòn đất.

–    Nước mưa trên mặt đất không bị cản bởi không có cây rừng nên dễ gây ra lũ lụt, nhất là lũ quét thiệt hại đến tính mạng con người, tài sản bị cuốn trôi và gây ô nhiễm môi trường.

–     Cũng do bị mất cây rừng mà lượng nước thấm xuống các tầng đất bị giảm sút làm giảm lượng nước ngầm.

–     Mất rừng dẫn tới khả năng điều hoà khí hậu không tốt, khí hậu thay đổi, lượng mưa giảm đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sản xuất nông nghiệp.

–     Mất nhiều loài sinh vật, mất nơi ở của các loài sinh vật, dẫn tới giảm đa dạng sinh học, dễ gây mất cân bằng sinh thái..

Advertisements (Quảng cáo)