Bài 1: Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước ý trả lời đúng
Câu 1: Phong trào công nhân trong những năm 1926- 1927 thể hiện trình độ giác ngộ chính trị hơn hẳn so với giai đoạn trước vì
A. Công nhân đấu tranh đã có tổ chức, đã thành lập Công hội bí mật.
B. Công nhân đấu tranh không chỉ đòi quyền lợi kinh tế mà cả quyền lợi chính trị
C. Qua các cuộc đấu tranh của công nhân đã biểu thị tinh thần quốc té vô sản
D. Các cuộc đấu tranh của công nhân giai đoạn này đều mang tính chất chính trị, bước đầu liên kết được nhiều ngành, nhiều địa phương.
Câu 2: tổ chức cách mạng hoạt động rất tích cực, chi phối mạnh mẽ sự phát triển của phong trào công nhân trong nước là
A. Tâm tâm xã
B. Hội Việt Nam cách mạng Thanh Niên
C. Tân Việt Cách mạng Đảng
D. Việt Nam quốc dân Đảng
Câu 3: Tân Việt cách mạng Đảng ( Đảng Tân Việt) là tổ chức cách mạng
A. của giai cấp công nhân
B. của giai cấp tư sản Việt Nam
C. Tập hợp những tri thức trẻ, thanh niêu tiểu tư sản yêu nước
D. của những người yêu nước ở Việt Nam ở nước ngoài
Câu 4: Địa bàn hoạt động chủ yếu của Đảng Tân Việt là
A. Bắc Kì
B. Trung Kì
C. Nam Kì
D. Pháp và Trung Quốc
Câu 5: Việt một số Đảng viên tiên tiến của Đảng Tân Việt đã chuyển sang Hội Cách mạng Thanh Niên chứng tỏ
A. Sự hấp dẫn của Hội Cách mạng Thanh Niên
B. Mâu thuẫn nội bộ của Đảng Tân Việt không giải quyết được
C. Sự thắng thế của xu hướng cách mạng theo quan điểm vô sản trong phong tào yêu nước lúc bấy giờ
D. Sự không kiên định lập trường của các Đảng Viên Đảng Tân Việt.
Câu 6: Từ cuối những năm 1928 đến đầu năm 1929, nước ta đã xuất hiện nhu cầu cấp thiết thành lập một đảng cộng sản vì
A. Đó là xu thế chung của phong trào cách mạng thế giới lúc bấy giờ
B. Sự phát triển mạnh mex của phong trào dân tộc dân chủ, đặc biêt là phong trào công nông theo còn đường cách mạng vô sản
C. Thực dân Pháp tăng cường đàn áp phong trào cách mạng nên cần có một chính đảng cộng sản để lãnh đạo phong trào vượt qua khó khăn.
D. thực hiện chỉ đạo của Quốc Tế Cộng Sản về việc phải thành lập ngay một Đảng Cộng Sản.
Câu 7: Ba tổ chức cộng sản được thành lập ở Việt Nam trong năm 1929 là
A. Cộng Sản Đoàn, An Nam cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn
B. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh Niên, , An Nam cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn
C. Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam cộng sản đảng và , Đông Dương Cộng sản liên đoàn
D. Cộng Sản Đoàn, Việt Nam cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
D |
B |
C |
B |
C |
B |
C |
Bài 2: Hãy điền chữ Đ(đúng) hoặc chữ S(sai) vào ô [ ] trước câu trả lời sau
1, [ ] Trong những năm 1927-1928, ở Việt Nam đã xuất hiện các tổ chức Cách mạng như : Hội Việt Nam Cách mạng Thanh Niên, Tân Việt Cách mạng đảng, Việt Nam Quốc dân đảng.
2, [ ] Năm 1928, một số sinh viên trường Cao Đẳng Sư Phạm Đông Dương và nhóm tù chính trị cũ ở Trung Kì thành lập Tân Việt Cách mạng Đảng
3, [ ] Chi bộ cộng sản đầu tiên được thành lập tại số nhà 5D phố Hàm Long ( Hà Nội) vào cuối tháng 3 năm 1929
4, [ ] Trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng trong nước những năm 1928-1929, ngay từ đầu, Hội Việt Nam cách mạng Thanh Niên đã thống nhất chủ chương thành lập Đảng Cộng Sản.
Advertisements (Quảng cáo)
Đúng :3 ; Sai 1, 2, 4
Bài 3: Hãy nối ô bên trái với ô bên phải sao cho phù hợp với nội dung lịch sử
I. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên |
1. Một số sinh viên Trường Cao đẳng sư phạm Đông Dương và nhóm tù chính trị cũ ở Trung Kì |
a, – Nam đồng thư xã – Ám sát trùm mộ phu Ba-danh, khởi nghĩa Yên Bái |
II. Tân Việt Cách mạng đảng |
2. Nguyễn Ái Quốc, Lên Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu,…. |
b, – Cộng sản đoàn, Công hội, Nông hội, Hội Phụ nữ – “Vô sản hóa” |
III. Việt Nam quốc dân đảng |
3. Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Phó Đức Chính,… |
c, – Hội Phục Việt – Cuộc đấu tranh giữa hai xu hướng tư tưởng: tư sản và vô sản |
Advertisements (Quảng cáo)
Nối I-2-b ; II-1-c ; III-3-a
Bài 4: Hãy lập bảng hệ thống về các tổ chức cách mạng ở Việt Nam trong những năm 20 của thế kỉ XX theo gợi ý sau
Nội dung |
Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên |
Tân Việt Cách mạng đảng |
Việt Nam quốc dân đảng |
Thời gian thành lập |
|
|
|
Khuynh hướng cách mạng |
|
|
|
Thành phần tham gia |
|
|
|
Địa bàn hoạt động |
|
|
|
Hướng dẫn làm bài
Nội dung |
Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên |
Tân Việt Cách mạng đảng |
Việt Nam quốc dân đảng |
Thời gian thành lập |
Tháng 6-1925 |
1925-1928 |
Tháng 12-1927 |
Khuynh hướng cách mạng |
Vô sản |
Tư sản – vô sản, cuối cùng xu hướng vô sản chiếm ưu thế |
Tư sản |
Thành phần tham gia |
Thanh niên, học sinh, trí thức tiểu tư sản yêu nước, công nhân nông dân, nòng cốt là tri thức |
Trí thức trẻ, thanh niên tiều tư sản yêu nước |
Sinh viên, học sinh, công chức, tư sản lớp dưới, thân hào, địa chủ, một số binh linh người Việt trong quân đội Pháp |
Địa bàn hoạt động |
Khắp cả nước, có cơ sở cả ở Trung Quốc, Xiêm ( Thái Lan) |
Chủ yếu ở Trung Kì |
Chủ yếu ở Bắc Kỳ |
Bài 6: Tân Việt Cách mạng Đảng hoạt động trong hoàn cảnh như thế nào và kết quả ra sao ?
Tân Việt Cách mạng đảng tập hợp những trí thức trẻ và thanh niên tiểu tư sản yêu nước. Hạt nhân thành lập là nhóm sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương và tù chính trị ở Trung Kì đã thành lập Hội Phục Việt. Sau nhiều lần đổi tên, cuối cùng quyết định lấy tên là Tân Việt Cách mạng đảng (7-1928). Đây là một tổ chức yêu nước, lúc đầu chưa có lập trường giai cấp rõ rệt. Song nhờ sự hoạt động mạnh mẽ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, lí luận và tư tưởng của chủ nghĩa Mác Lê-nin có ảnh hưởng to lớn, lôi cuốn nhiều đảng viên tiến bộ đi theo. Vì vậy, nội bộ Tân Việt Cách mạng đảng đã diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa hai khuynh hướng tư tưởng vô sản và tư sản. Cuối cùng, khuynh hướng cách mạng theo quan điểm vô sản đã thắng thế, nhiều đảng viên của Tân Việt Cách mạng đảng đã chuyển sang Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, tích cực chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho sự thành lập một chính đảng kiểu mới theo chủ nghĩa Mác Lê-nin.