Câu 1: Những từ láy (nao nao, nho nhỏ, sè sè, rầu rầu) trong đoạn thơ vừa tả hình dáng của sự vật vừa thể hiện tâm trạng của con người.
Câu 2: – Trong đoạn trích này, lời dẫn trực tiếp được báo trước bằng từ “rằng” và đặt trong dấu ngoặc kép.
– Cách xưng hô, nói năng của bà mối trong đoạn trích là cách nói của người chuyên nghề mối lái: đưa đẩy, vòng vo, nhún nhường,… Cách xưng hô, nói năng của Mã Giám Sinh là cách nói vừa trịch thượng, vô lễ (trả lời cộc lốc) vừa lươn lẹo khi mặc cả: Rằng: “Mua ngọc… cho tường?”.
Câu 3: – Trong đoạn trích chỉ có một lời dẫn trực tiếp được đặt sau dấu hai chấm và dấu gạch đầu dòng; một lời dẫn gián tiếp đặt sau dấu hai chấm (nếu các từ ngữ này được đặt trong ngoặc kép thì chúng là lời dẫn trực tiếp). Những phần in nghiêng còn lại chỉ là lời kể, không phải lời dẫn. Nếu là lời dẫn (dù trưc tiếp hay gián tiếp), trước chúng có thể có hoặc có thể thêm các từ “rằng”, “là”.
– Trong lời nhận xét, “thằng lớn” phải dùng “Có lẽ” để báo cho người nghe biết rằng điều được nói ra chỉ là suy đoán, chưa thật chắc chắn (liên quan đến phương châm về chất).
Advertisements (Quảng cáo)
Câu 4: Phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong những câu (đoạn) trích:
a. Phép so sánh tu từ: hai phía của dãy Trường Sơn cũng như hai con người (anh và em), hai miền đất (Nam và Bắc), hai hướng (đông và tây) của một dải rừng, luôn gắn bó keo sơn, không gì có thể chia cắt được.
b. Phép ẩn dụ tu từ: dùng “sợ dây đàn” để chỉ tâm hồn con người, nhằm nói đến một tâm hồn rất nhạy cảm, dễ rung động trước cuộc sống.
Advertisements (Quảng cáo)
c. Phép điệp ngữ và nhân hóa:
– Những từ “tre”, “giữ”, “anh hùng” được lặp đi lặp lại nhiều lần và tác giả cũng nhân hóa tre, coi tre như một con người, một công dân xả thân vì quê hương, đất nước. Ngoài tác dụng tạo nên sự nhịp nhàng cho câu văn, phép điệp ngữ còn có tác dụng nhấn mạnh đến hình ảnh cây tre với những chiến công của nó.
– Phép nhân hóa làm cho hình ảnh cây tre gần gũi với con người hơn, gây ấn tượng với người đọc nhiều hơn.
Câu 5: Những cách nói có sử dụng phép nói quá: chưa ăn đã hết, một tấc đến trời, một chữ bẻ đôi không biết, cười vỡ bụng, rụng rời chân tay, tức lộn ruột, tiếc đứt ruột, ngáy như sấm, nghĩ nát óc, đứt từng khúc ruột.