Câu 1: Tại sao líp xe đạp phải là khớp quay một chiều ?
Vì : Líp xe đạp nhận truyền động từ xích và chuyển đến bánh sau của xe, làm bánh xe quay và chỉ quay theo chiều thuận. Nhờ có líp, người đi xe không cần đạp bàn đạp liên tục mà bánh xe vẫn chuyển động về phía trước theo quán tính.
Khi xe đang đứng yên, nếu ta quay đùi đĩa theo chiều ngược chiều kim đồng hồ làm răng trong trượt lên cá líp nên cốt líp không quay được, do đó bánh xe không quay. Bởi vậy líp được gọi là khớp quay một chiều.
Câu 2: Những bộ phận nào của xe đạp có lắp ổ bi ? Tại sao cần lắp ổ bi vào những bộ phận đó ?
Trước kia, giữa trục và bánh xe người ta chưa lắp vòng bi, lực ma sát sinh ra giữa trục và bánh xe là ma sát trượt, lực cản lớn làm cho bánh xe quay không nhanh, bề mặt tiếp xúc giữa bánh xe và trục xe chóng bị mòn.
Sau khi lắp vòng bi vào bánh xe chuyển động trên các viên bi, các viên bi lại quay tròn trong vỏ vòng bi. Như vậy, ta đã chuyển đổi ma sát trượt thành ma sát quay. Nếu cho thêm mỡ vào vòng bi, khiến cho lực ma sát giảm và giảm các lực tiêu hao làm tăng tuổi thọ của các chi tiết.
Câu 3: Bộ truyền động của xe đạp địa hình ( xe thể thao ) khác gì so với bộ truyền động của xe đạp thường tại sao ?
–Xe đạp thể thao thường có 2 bộ phận chuyển tốc nằm trên ghi đông ( tay lái) .Bộ điều khiển có 2 dạng : núm vặn hoặc cần gạt. Nằm bên tay trái là bộ chuyển tốc đĩa (đề đĩa), tay phải là bộ chuyển tốc líp (đề líp).
–Bộ chuyển tốc đĩa có 3 tốc độ đóng vai trò quyết định tốc độ khi đạp xe :
+ Số 1 đĩa nhỏ dùng cho địa hình leo dốc, đạp nhẹ xe di chuyển chậm .
+ Số 2 đĩa vừa xe di chuyển với tốc độ vừa phải .
+ Số 3 đĩa lớn dùng trong trường hợp muốn đi nhanh hoặc khi tập luyện .
– Bộ chuyển tốc líp thường có từ 7 đến 9 tốc độ với mục đích chia nhỏ tốc độ đạp đã quyết định ở đề đĩa . Khi sử dụng quý khách nên kết hợp đề líp tương ứng với đề đĩa như sau :
Advertisements (Quảng cáo)
+ Đĩa 1 tương ứng với líp số 1, số 2 và số 3 . Ưu điểm : Đạp nhẹ, xe di chuyển chậm vượt qua những địa hình có độ dốc cao > 15 % .
+ Đĩa 2 tương ứng với líp số 3, số 4 và số 5 . Dùng cho đường bằng khi người sử dụng đạp ở tốc độ bình thường .
+ Đĩa 3 tương ứng với líp số 5, số 6 và số 7 . Ưu điểm : Đạp chậm lấy đà cho xe tăng tốc, thường được dùng cho quãng đường rút hoặc trong khi tập luyện với mục đích rèn luyện sức khoẻ .
Câu 4: Tại sao phải tuân thủ đúng quy trình trong quá trình thực hành và sửa chữa ? Cho ví dụ ?
Phải tuân thủ đúng quy trình trong quá trình vận hành và sửa chữa xe đạp vì :
Nếu trong quá trình thực hành chúng ta không tuân thủ đúng quy trình sẽ khiến cho xe nhanh hư hỏng không được bền, quá trình sửa chửa nhiều tốn kém .
Ví dụ : Không được đi xe khi bánh xe không có hơi hoặc non hơi, nếu chúng ta cố đi thì dẫn đến tình trạng nát săm cần phải thay cả săm và lốp, hơn thế nữa là méo vành…
Nếu trong quá trình sửa chữa chúng ta không tuân thủ đúng quy định thì quá trình sửa chữa đó sẽ không được bền lâu và phải sửa chữa đi sửa chữa lại nhiều lần .
Advertisements (Quảng cáo)
Ví dụ : Khi xe bị bục săm chúng ta không làm theo các bước kiểm tra trước khi dán miếng vá vào săm bị bục để xem còn chỗ nào bục khác nữa không mà lắp luôn vào bánh xe thì sẽ sẽ lại tiếp tục ra hơi và cần tháo ra kiểm tra lại 1 lần nữa.
Câu 5: Viết các quy trình sau :
– Lau dầu, tra mỡ ổ trục bánh sau của xe đạp
– Điều chỉnh phanh
– Lau dầu tra mỡ ổ trục giữa
– Vá săm bằng miếng vá có sẵn
– Thay lốp
– Thay ruột dây phanh
– Thay xích
– Thay xích : Tháo xích cũ ra khỏi đĩa líp -Tháo xích cũ ra khỏi xe – Chặt xích mới cho vừa kích thước – Lắp gá xích mới – Lăp xích và căng xích – Kiểm tra và siết chặt .
– Thay lốp : Tháo bánh xe -Tháo săm tháo lốp cũ – Lăp lốp mới, lắp săm – Lắp bánh xe vào xe – kiểm tra
– Vá săm bằng miếng vá có sẵn : Đánh nhẵn mặt săm – Bôi nhựa vá – Dán miếng vá – Kiểm tra – Lăp săm vào lốp – Bơm căng lốp
– Thay ruột dây phanh : Tháo bỏ ruột dây phanh cũ – Bôi mỡ ruôt dây phanh mới – Gải đầu dây phanh- Rút căng dây phanh- Điều chỉnh đai ốc tăng phanh và kiểm tra.
– Lau dầu, tra mỡ ổ trục giữa : Tháo đai ốc chốt – Kê đùi – Tháo chôt, Tháo đùi xe – tháo ổ – Kiểm tra ổ – Lau dầu, tra mỡ – lắp ổ, đùi, chốt – kiểm tra .
– Lau dầu tra mỡ ổ trục bánh xe : Tháo bánh xe – Tháo ổ trục – Tháo nắp mỡ, lấy bi ra ngoài – Làm sach lau dầu,tra mỡ lắp bi vào ổ – Đậy nắp mỡ, lắp trục – Lắp bánh xe – Kiểm tra .
Câu 6: Thực hành sửa chữa hoặc bảo dưỡng một hư hỏng cụ thể của xe đạp trong nội dung chương trình đã học ?
Khi xe bị bục săm hoặc săm xe bị nát cần tiến hành thay lốp
Bước 1: Tháo bánh xe ra khỏi xe
Bước 2: Tháo săm ra khỏi lốp, sau đó cạy mép lốp còn lại và đưa lốp cũ ra khỏi vành
Bước 3: Lắp lốp mới vào, lắp một bên mép lốp vào vành rồi nhét săm vào lốp, lắp mép lốp còn lại vào vành như khi vá săm
Bước 4: Bơm một ít hơi vào săm, vỗ khắp lốp cho mép lốp ngậm vào vành, sau đó bơm căng lốp, lắp bánh xe vào xe.
Bước 5: Kiểm tra, yêu cầu lốp phải ngậm đều vào vành, không kẹp phải săm, lốp bơm căng tròn đều, bánh xe được bắt chặt và cân, bánh xe quay trơn không bị lắc đảo