Trang Chủ Sách bài tập lớp 8 SBT Sinh học 8

Bài 1, 2, 3, 4 trang 61 SBT Sinh 8: Chuyển hoá cơ bản là gì ?

Chương VI: Trao đổi chất và năng lượng SBT Sinh lớp 8. Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 61 Sách bài tập Sinh học 8. Câu 1: Phân biệt và nêu mối liên quan giữa tiêu hoá với đồng hoá và dị hoá với bài tiết…

Bài 1. Phân biệt và nêu mối liên quan giữa tiêu hoá với đồng hoá và dị hoá với bài tiết.

Các tế bào của cơ thể thường xuyên cần các chất dinh dưỡng và O2 lấy từ môi trường bên ngoài qua thức ăn và không khí thở nhưng thức ăn là các hợp chất phức tạp, các tế bào không thể sử dụng ngay mà phải thông qua một quá trình biến đổi trung gian trong các cơ quan tiêu hoá thành các hợp chất đơn giản như glucôzơ, axit amin, glixêrin và axit béo, được máu đưa đến tế bào để tổng hợp thành phần chất cần thiết cho tế bào và tích luỹ năng lượng trong đồng hoá. Mặt khác, tế bào cũng luôn phân giải các chất hữu cơ phức tạp có trong tế bào để giải phóng năng lượng trong quá trình dị hoá. Các sản phẩm phân huỷ của dị hoá cần được chuyển qua máu và đưa đến cơ quan bài tiết để lọc thải ra môi trường ngoài.

Như vậy, tiêu hoá tạo điều kiện cho đồng hoá. Còn bài tiết là hệ quả của dị hoá nên tiêu hoá không đồng nhất với đồng hoá và dị hoá không phải là bài tiết.

Bài 2. Chuyển hoá cơ bản là gì ? Nêu ý nghĩa của việc xác định chuyển hoá cơ bản.

Chuyển hoá Cơ bản là mức năng lượng tối thiểu tạo ra khi cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi hoàn toàn (lúc nằm nghỉ và sau khi ăn tối thiểu 12 giờ). Đó là năng lượng cần thiết để duy trì các hoạt động tối thiểu của các cơ quan tuần hoàn, hô hấp và bài tiết.

Mức năng lượng để duy trì sự sống đó được tính bằng kilojun (KJ) trong 1 giờ đối với lkg khối lượng cơ thể trên bề mặt là lm2 da. Việc xác định năng lượng trong chuyển hoá cơ bản ở các lứa tuổi khác nhau trong trạng thái bình thường là để xây dựng một thang đo chuẩn.

Khi so sánh chuyển hoá cơ bản của một người nào đó với thang đo chuẩn, nếu thấy có sự chênh lệch quá lớn có nghĩa là cơ thể của người đó không phải trong trạng thái bình thường mà đang ở trong trạng thái bệnh lí. Chẳng hạn, có thể đo chuyển hoá cho một người nghi là bị ưu năng tuyến giáp, nếu kết quả chênh lệch quá lớn so với thang đo thì có thể kết luận người đó có triệu chứng của bệnh ưu năng tuyến giáp (bệnh bazơđô còn gọi là bệnh bướu cổ lồi mắt).

Bài 3. Trình bày cơ chế điều hoà thân nhiệt khi trời nóng, lúc trời lạnh.

Advertisements (Quảng cáo)

Thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể. Ở người bình thường, thân nhiệt luôn ổn định và dao động xung quanh 37°C không quá 0,5°C. Cơ chế đảm bảo thân nhiệt không đổi là đảm bảo sự cân bằng giữa sinh nhiệt và toả nhiệt.

– Quá trình sinh nhiệt liên quan chặt chẽ với trao đổi chất và chuyển hoá ở các tế bào. Khi cơ thể hoạt động mạnh, trao đổi chất và chuyển hoá tăng cường, cơ năng biến thành nhiệt năng làm thân nhiệt tăng. Để thân nhiệt giảm xuống mức bình thường thì nhiệt sinh ra phải được toả ra ngoài qua mặt da nhờ các mao mạch dưới da dãn ra, đưa máu ra gần mặt da giúp cho sự thoát nhiột được dễ dàng, đồng thời nhịp thở tăng cũng là hình thức trao đổi nhiệt tốt với môi trường xung quanh.

– Khi nhiệt độ môi trường ngoài tăng cao hơn nhiệt độ cơ thể, hình thức toả nhiột bằng bức xạ bị hạn chế, lúc này hình thức điều hoà nhiệt được thể hiện bằng tiết mồ hôi. Mồi hôi bay hơi sẽ thu nhiệt của cơ thể (nhiệt bay hơi). Mó hôi bay hơi càng nhanh khi ở nơi thoáng gió (ta thường dùng quạt cho mát). Đây cũng là hình thức làm nhiệt độ cơ thể giảm khi lao động nặng. Thoát nhiệt bằng tiết mồ hôi phối hợp với hình thức toả nhiệt qua mặt da sẽ làm thân nhiệt mau chóng trở lại bình thường.

Cơ chế điều hoà nhiệt của cơ thể trình bày trên đây thể hiện rõ trong câu ca dao :

Cày đồng đang buổi ban trưa,

Advertisements (Quảng cáo)

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

Ngược lại, khi trời lạnh thì cơ chế điều hoà để đảm bảo thân nhiệt không đổi bằng tăng sinh nhiệt và giảm toả nhiệt. Cơ thể tăng sinh nhiệt bằng tăng cường trao đổi chất và chuyển hoá. Tăng cường vận động cơ thể là một hình thức tăng sinh nhiệt. Cơ thể thường phản ứng bằng run đối với cái “rét căm căm (hình thức rung cơ tạo nhiệt); đồng thời để đỡ thoát nhiệt, các mạch máu dưới da co lại rút máu vào bên trong để giữ nhiệt (nên da tái môi thâm khi trời rét cũng là một hình thức giảm toả nhiệt). Lạnh “sởn gai ốc” một mặt làm da săn lại, một mặt tăng sinh nhiệt vì đó là biểu hiện của co các cơ dựng lông (điều này có ý nghĩa đối với động vật có bộ lông mao (thú) hoặc lông vũ (chim), khi trời lạnh, cơ dựng lông làm các lông dựng đứng tạo nên một lớp không khí cách nhiệt dày hơn để giữ ấm cơ thể).

 Tăng sinh nhiệt khi trời lạnh là tăng quá trình dị hoá, tầng đòi hỏi cung cấp dinh dưỡng để tạo nhiệt cho cơ thê giúp ta hiểu được câu ca dao :

Trời nóng chóng khát (vì mồ hôi thoát ra nhiều, cơ thể mất nước, phản ứng lại bằng cảm giác khát) và trời mát chóng đói (bù đắp vật chất cần thiết cho quá trình dị hoá để tạo năng lượng chống rét).Trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói.

Đó chính là cơ chế điều hoà thân nhiệt đã được nhân dân tổng kết.

 Bài 4. Có thể xác định cường độ trao đổi chất của cơ thể bằng cách nào ? Việc làm đó có ý nghĩa gì ?

1. Có thể xác định cường độ trao đổi chất bằng cách đo nhiệt lượng toả ra trong quá trình chuyển hoá. Tất cả các dạng năng lượng tiêu dùng trong cơ thể cuối cùng đều biến thành nhiệt năng toả ra môi trường xung quanh, do đó người ta đã dùng phương pháp đo nhiệt trực tiếp bằng “phòng đo nhiệt lượng”.

Phòng được cách nhiệt hoàn toàn với bên ngoài, trong đó có một hệ thống ống dẫn nước chảy qua. Người ta có thể đo nhiệt toả ra của người thực nghiệm bằng xác định độ tăng nhiệt độ của khối nước đã đi qua phòng trong thời gian thực nghiệm.

2. Phương pháp đơn giản hơn là phép đo nhiệt lượng gián tiếp dựa trên cơ sở “đương lượng nhiột” của Oo do phản ứng ôxi hoá các loại thức ăn.

Khi 1 lít 02 chuyển hoá với glucozơ sẽ giải phóng 5,01 Calo năng lượng, với mỡ là 4,70 Calo, còn với prôtêin là 4,60 Calo (1 kilocalo = 1 000 Calo).

Với khẩu phần hỗn hợp thì trung bình 1 lít 02 tiêu thụ trong cơ thể sẽ giải phóng được 4,825 Calo (đó là đương lượng nhiệt của 1 lít 02).

Với phương pháp này chỉ cần đo thể tích khí thở bằng máy đo thông khí tspirometer). Chỉ cần đo trong 6 phút có thể tính ra số lít Oo tiêu thụ trong 1 giờ rồi nhân với đương lượng nhiệt của 02 để tính ra calo là năng lượng mà có thể tiêu dùng của người thực nghiệm.

3. Việc xác định cường độ trao đổi chất của các loại hình lao động có thể giúp xác định được nhu cầu năng lượng mà loại hình lao động đó cần cung cấp qua khẩu phần ăn hằng ngày. Nó còn giúp xác định tình trạng sinh lí của cơ thể là bình thường hay đang trong tình trạng bệnh lí.

Advertisements (Quảng cáo)