Trang Chủ Sách bài tập lớp 8 SBT Lịch sử 8

Bài 18 trang 63,64 Sách bài tập Sử 8: Nước Mĩ lâm vào khủng hoảng chưa từng thấy từ khi nào?

Bài 18: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939) – SBT Sử lớp 8. Giải bài 1,2,3,4,5, trang 63, 64 SBT Lịch sử 8. Nước Mĩ lâm vào khủng hoảng chưa từng thấy từ khi nào?; Để đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng , chính phủ Mĩ đã làm gì?..

Bài 1: Khoanh tròn vào chữ in hoa trước ý trả lời đúng

Câu 1. Điểm nổi bật của nền tình hình kinh tế Mĩ trong thập kỉ 20 của thế kỉ XX

A. Bị thiệt hại nghiệm trọng vì chiến tranh
B. Lâm vào tình trạng khủng hoảng thừa vì cung vượt cầu
C. Trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại và tài chính quốc tế.
D. Chỉ phát triển mạng các ngành công nghiệp ô tô, dầu lửa và thép.

Câu 2. Nước Mĩ lâm vào khủng hoảng chưa từng thấy từ

A. tháng 10-1928
B. tháng 10-1929
C. tháng 10-1932
D. tháng 10-1933

Câu 3. Cuộc khủng hoảng ở Mĩ bắt đầu trong

A. ngành công nghiệp sản xuất ô tô
B. nhiều lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp
C. ngành tài chính- ngân hàng
D. ngành sản xuất hàng tiêu dùng

Câu 4. Để đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng , chính phủ Mĩ đã

A. thực hiện chính sách giải quyết thất nghiệp
B. thực hiện Chính sách mới, cải cách kinh tế- xã hội
C. phát xít hoá chế độ
D. liên kết chặt chẽ các nước Châu Âu trong việc thực hiện các giải pháp giải quyết tình trạng khủng hoảng.

Câu 5. Trong chính sách nhằm đưa nước Mĩ thoạt khỏi khủng hoảng, đề cao vai trò của

A. Việc kiểm soát, điều tiết của Nhà Nước đối với việc sản xuất và lưu thông hàng hoá.
B. Giai cấp tư sản Mĩ nói chung
C. Các chủ ngân hang và các công ti tài chính
D. Nhân dân lao động Mĩ

Advertisements (Quảng cáo)

Câu 6. Viêc thực hiện chính sách mới đã đưa kết quả to lớn là

A. cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản Mĩ
B. giải quyêt phần nào những khó khăn của người lao động
C. giúp nước Mĩ duy trì chế độ dân chủ tư sản
D. tất cả các ý trên

 

1

2

3

4

5

6

3

2

3

2

1

4


Bài 2

Hãy điền chữ Đ(đúng) hoặc chứ S(sai) vào [ ] trước các câu sau

[ ] Giống như các nước tư bản Châu Âu, nước Mĩ sau hai cuộc chiến tranh thế giới phát triển qua ba giai đoạn là : 1918-1923 ; 1924-1929; 1929-1939.
[ ] Mĩ là nước được hưởng lợi nhiều nhất từ Chiến tranh thế giới thứ nhất, đã vươn lên vị trí cường quốc đứng đầu thế giới.
[ ] Cuộc khung hoảng kinh tế năm 1929-1933 ở Mĩ là do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng bùng phát từ Châu Âu.
[ ] Chính sách mới của Ru-dơ-ven được ban hành dưới dạng các đạo luật để phục hưng nền kinh tế.
[ ] Cùng với sự phát triển cường thịnh của nước Mĩ sau chiến tranh, đời sống nhân dân lao động Mĩ được cải thiện đáng kể, nản phân biệt chủng tộc từng bước bị xoá bỏ.

Advertisements (Quảng cáo)

Đúng 2,4 ; Sai 1, 3, 5


Bài 3: Tình hình kinh tế Mĩ trong thập kỉ 20 của thế kỉ XX phát triển như thế nào ?
Nguyên nhân của sự phát triển đó.
– Sự phát triển của nền kinh tế Mĩ: ………….
– Nguyên nhân phát triển : ……………………

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất trong khi các nước tham chiến và cả châu Âu gánh chịu hậu quả của cuộc chiến thì Mỹ lại giàu lên một cách nhanh chóng. Kinh tế Mỹ bước vào thời kỳ phồn vinh trong suốt những năm 20 của thế kỷ XX.
Nguyên nhân đó là:
– Đất nước Mỹ cách xa chiến trường, được 2 đại dương lớn bao bọc nên chiến tranh không lan tới.
– Mỹ lợi dụng chiến tranh để kiếm lời. 114 tỷ USD mà Mỹ có được là nhờ nguồn lợi từ việc buôn bán vũ khí.
– Trong khi các nước đang mải mê chiến trận thì Mỹ tranh thủ để sản xuất công nghiệp, phát triển kinh tế…
– Ngoài ra còn những lý do như: Mỹ áp dụng những tiến bộ của khoa học vào sản xuất, tham gia chiến trận muộn(1917 mới tham chiến), lại được lợi lộc từ hệ thống V-O…
Do vậy, Mỹ bước vào thời kỳ phồn vinh trong thập kỷ 20 của thế kỷ XX. (Chỉ là sự phồn vinh tạm thời, vì cũng phải nói thêm rằng, chính sự phồn vinh đó đã dẫn đến việc sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận, cung vượt quá xa cầu…đó cũng chính là nguyên nhân đưa Mỹ bước vào thời kỳ đại khủng hoảng kinh tế những năm 1929-1933


Bài 4: Quan sát các hình sau đây và nêu nhận xét.

Bức tranh 1. bãi đỗ xe oto Niu Ooc năm 1928

Bức tranh 2. Mô tả chính sách mới

1. Phản ánh sự tương phản trong xã hội Mĩ : đối lập với sự giàu có, xa hoa của giai cấp tư sản Mĩ là cuộc sống nghèo nàn của tầng lớp nhân dân lao động Mĩ,…

2. Hình ảnh người khổng lồ trong hình là tượng trưng cho vai trò của Nhà Nước Mĩ trong việc kiểm soát nền kinh tế, can thiệp vào tất các lĩnh vực của sản xuất, lưu thông phân phồi để đưa nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng nguy kịch.


Bài 5: Nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng kinh tế 1929-193 là do đâu ?

– Do thực hiện “ chính sách mới”

– Vai trò của tổng thống Ru-rơ-ven

Advertisements (Quảng cáo)