Trang Chủ Bài tập SGK lớp 8 Soạn văn lớp 8

Soạn bài Tổng kết phần văn – Bài 31 trang 130 Văn 8: Nêu sự khác biệt nổi bật về hình thức nghệ thuật giữa các văn bản thơ trong các bài 15, 16 và trong các bài 18, 19.

Soạn bài Tổng kết phần văn – Bài 31 trang 130 SGK Ngữ văn 8 tập 2. Trả lời các câu hỏi trang 120 Văn 8. Câu 2: Nêu sự khác biệt nổi bật về hình thức nghệ thuật giữa các văn bản thơ trong các bài 15, 16 và trong các bài 18, 19. Cả ba văn bản thơ trong các bài 15, 16 đều thuộc thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật…

1. Lập bảng thống kê các văn bản Văn học Việt Nam đã học từ bài 15 ở lớp 8:

2*. Nêu sự khác biệt nổi bật về hình thức nghệ thuật giữa các văn bản thơ trong các bài 15, 16 và trong các bài 18, 19.

– Cả ba văn bản thơ trong các bài 15, 16 đều thuộc thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Đây là thể thơ điển hình về tính quy phạm của thơ cổ, với số câu số chữ được hạn định, quy tắc về luật bằng – trắc, phép đối cũng như cách 4

Các bài 18, 19 có hình thức thể hiện linh hoạt, phóng khoáng hơn. Tuy vậy, nó vẫn có những quy ước về số chữ, cách bắt vần riêng.

– Các bài thơ trong các bài 18, 19 được gọi là “thơ mới” vì chúng không tuân theo luật lệ gò bó của thơ cũ, đặc biệt là sự thể hiện phóng túng về nội dung cảm xúc.

Câu 3: Qua các văn bản trong bài 22, 23, 24, 25, 26, có thể thấy:

– Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng hoặc một quan điểm nào đó. Văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, lí lẽ (luận cứ) và dẫn chứng (luận chứng) thuyết phục.

– Văn nghị luận trung đại (các văn bản trong bài 22, 23, 24, 25) so với văn nghị luận hiện đại (văn bản bài 26 và các văn bản nghị luận đã học ở lớp 7) có những nét khác biệt: các văn bản nghị luận trung đại (trong bài 22, 23, 24, 25) thể hiện văn phong cổ, từ ngữ cổ, nhiều điển tích, điển cố, hình ảnh giàu tính ước lệ, câu văn biền ngẫu sóng đôi nhịp nhàng. Văn nghị luận trung đại còn mang đậm dấu ấn của thế giới quan con người trung đại (tư tưởng “thiên mệnh” trong bài Chiếu dời đô, đạo “thần chủ” trong bài Hịch tướng sĩ, lí tưởng nhân nghĩa trong bài Nước Đại Việt ta, tâm lí sùng cổ).

– Văn nghị luận hiện đại diễn đạt giản dị hơn, câu văn gần với đời thường.

Advertisements (Quảng cáo)

Câu 4: Các văn bản nghị luận trung đại (trong các bài 22, 23, 24, 25) đều được viết có có lí, có tình, có chứng cứ nên đều có sức thuyết phục cao:

– Có lí: có luận điểm xác đáng, luận cứ chặt chẽ.

– Có tình: có cảm xúc.

– Có chứng cứ: có sự thật hiển nhiên để khẳng định luận điểm.

Câu 5: Những nét giống nhau và khác nhau cơ bản về nội dung tư tưởng và hình thức thể loại của các văn bản trong bài 22, 23, 24:

– Giống nhau: Cả ba văn bản Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ và Nước Đại Việt ta đều thể hiện một tinh thần dân tộc sâu sắc, thể hiện ý chí tự cường. Tư tưởng yêu nước là gốc của sắc thái biểu cảm được thể hiện qua văn bản.

Advertisements (Quảng cáo)

– Khác nhau:

    + Chiếu dời đô: Thể hiện ý chí tự cường của một dân tộc đang lớn mạnh.

    + Hịch tướng sí: Tinh thần quyết chiến, quyết thắng lũ giặc bạo tàn.

    + Nước Đại Việt ta: Ý thức sâu sắc, đầy tự hào về đất nước độc lập, có chủ quyền.

Câu 6:

Vì nguyễn Trãi đưa ra những yếu tố căn bản để xác định độc lập, chủ quyền của dân tộc:

– Nền văn hiến lâu đời

– Cương vực lãnh thổ

– Phong tục tập quán

– Lịch sử riêng

– Chế độ riêng.

Câu 7: Lập bảng thống kê các tác phẩm văn học nước ngoài đã học ở lớp 8:

 

Câu 8: Các văn bản nhật dụng đã học ở lớp 8:

STT

Tên văn bản

Chủ đề chính

Phương thức biểu đạt chính

1

Thông tin về ngày trái dất năm 2000

Để bảo vệ môi trường sống, cần hạn chế và không sử dụng bao bì ni lon.

Thuyết minh kết hợp với lập luận.

2

Ôn dịch, thuốc lá

Thuốc lá có hại và nguy hiểm cho mọi người. Cần phải chống thuốc lá như chống ôn dịch.

Thuyết minh kết hợp với lập luận, biểu cảm.

3

Bài toán dân số

Phát triển dân số theo kế hoạch, hạn chế sự bùng nổ dân số là nhiệm vụ quan trọng của mỗi gia đình, mỗi quốc gia.

Lập luận kết hợp với tự sự.

 

Advertisements (Quảng cáo)