Câu hỏi 1 – Mục 1 – Bài học 23 –
Quan sát hình 17.1 (SGK trang 58) hãy cho biết:
– Việt Nam gắn liền với châu lục nào, đại dương nào?
– Việt Nam có biên giới chung trên đất liền, trên biển với những quốc gia nào?
– Việt Nam gắn liền với châu Á và trong khu vực Đông Nam Á.
– Việt Nam có biển Đông, một bộ phận của Thái Bình Dương.
– Trên đất liền, Việt Nam có biên giới chung với Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia; vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển các nước Trung Quốc, Cam-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Phi-líp-pin.
Câu hỏi 2 – Mục 1 – Bài học 23 –
Qua các bài học về Đông Nam Á (bài 14, 15. 16, 17) em hãy tìm ví dụ để chứng minh cho nhận xét trên.
– Những bằng chứng về lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội khu vực Đông Nam Á cho thấy Việt Nam là một trong những quốc gia thể hiện đầy đủ đặc điểm thiên nhiên, văn hóa, lịch sử của khu vực Đóng Nam Á.
– Dẫn chứng:
+ Tự nhiên: nước ta cũng như các nước Đông Nam Á khác có địa hình khá đa dạng (núi, cao nguyên, đồng bằng…); khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm; cảnh quan đặc trưng rừng nhiệt đới ẩm.
+ Lịch sử: nước ta cũng như các nước Đông Nam Á khác cho đến trước Chiến tranh thế giới thứ hai bị thực dân xâm chiếm. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á bị phát xít Nhật xâm chiếm. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước đã lần lượt giành độc lập.
+ Văn hóa: người dân Việt Nam cũng như người dân các nước Đông Nam Á đều trồng lúa nước, dùng trâu bò làm sức kéo, dùng gạo làm nguồn lương thực chính…
Câu hỏi 3 – Mục 1 – Bài học 23 –
Việt Nam đã gia nhập ASEAN vào năm nào?
Việt Nam đã gia nhập ASEAN vào năm 1995.
Advertisements (Quảng cáo)
Câu hỏi 1 – Mục 2 – Bài học 23 –
Nêu nhận xét về sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nước ta qua bảng 22.1 (SGK trang 79)
Từ năm 1990 đến năm 2000, cơ cấu sản phẩm trong nước của Việt Nam có sự chuyển dịch theo hướng: tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm 14,44%; tỉ trọng ngành công nghiệp tăng 13,94%; tỉ trọng ngành dịch vụ tăng 0,5%.
Câu hỏi 2 – Mục 2 – Bài học 23 –
Advertisements (Quảng cáo)
Hãy cho biết một số thành tựu nổi bật của nền kinh tế – xã hội nước ta trong thời gian qua. Quê hương em đã có những đổi mới, tiến bộ như thế nào?
– Công cuộc đổi mới kinh tế – xã hội nước ta được triển khai từ 1986, đến nay đã đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện.
+ Nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế – xã hội kéo dài. Nền kinh tế phát triển ổn định với gia tăng GDP hơn 7% một năm. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.
+ Từ chỗ thiếu ăn, phải nhập khẩu lương thực, nước ta đã trở thành một trong ba nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới (Thái Lan. Việt Nam, Hoa Kì Mỗi năm xuất khẩu từ 3 đến 4 triệu tấn gạo.
+ Nền công nghiệp phát triển nhanh, từng bước thích nghi với nền kinh tế thị trường. Nhiều khu công nghiệp mới, khu chế xuất, khu công nghiệp kĩ thuật cao… được xây dựng và đi vào sản xuất.
+ Các ngành dịch vụ phát triển nhanh, ngày càng đa dạng phục vụ đời sống và sản xuất trên cả nước.
+ Nền kinh tế nhiều thành phần được xác lập cho phép sử dụng tốt hơn các nguồn lực trong và ngoài nước.
– Liên hệ thực tế địa phương: về đời sống nông dân, kết cấu hạ tầng nông; thôn (giao thông, điện, cấp nước sạch…), các ngành nghề sản xuất..
Câu hỏi 1 – Mục 3 – Bài học 23 –
Để học tốt môn Địa lí Việt Nam, các em cần làm gì?
Đọc kĩ, hiểu và làm tốt các bài tập trong sách giáo khoa.
– Làm giàu thêm vốn hiểu biết của mình bằng việc sưu tầm tư liệu, khảo sát thực tế, sinh hoạt tập thể ngoài trời, du lịch…
Khai thác tối các lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu… trong sách giáo khoa.
Bài 1 : Mục tiêu tổng quát của chiến lược 10 năm 2001 – 2010 của nước ta là gì?
Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật văn hóa, tinh thần của nhân dân: tạo nền tảng để năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Bài 2 : Dựa vào bảng 22.1 (SGK trang 79), hãy vẽ biểu đồ cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của hai năm 1990 và 2000 và rút ra nhận xét.
— Vẽ biểu đồ:
Biểu đồ cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam năm 1990 và năm 2000
– Nhận xét:
+ Từ năm 1990 đến năm 2000, tỉ trọng các ngành trong tổng sản phẩm
trong nước của Việt Nam có sự chuyển dịch theo hướng: tỉ trọng ngành nông
nghiệp giảm 14,44%; tỉ trọng ngành công nghiệp tăng 13,94%; tỉ trọng ngành dịch vụ tăng 0,5%.
+ Tuy nhiên, tỉ trọng đóng góp của nông nghiệp trong tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam vẫn còn cao.