Trang Chủ Bài tập SGK lớp 8 Bài tập SGK Hóa 8

Giải bài 1,2,3, 4,5,6 trang 67 SGK Hóa 8: Chuyển đổi giữa khối lượng thể tích và lượng chất

Lý thuyết bài 19 Hóa 8 và giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 67 SGK Hóa 8: Chuyển đổi giữa khối lượng thể tích và lượng chất – Chương 3.

Lý thuyết cần nhớ:

1. Công thức chuyển đổi giữa lượng chất (n) và khối lượng chất (m):

n = m/M (mol)

(M là khối lượng mol của chất)

2. Công thức chuyển đổi giữa lượng chất (n) và thể tích của chất khí (V) ở điều kiện tiêu chuẩn

n = V/22,4 (mol)

Đáp án và giải bài tập Hóa 8 trang 67 bài 19

Bài 1.  Kết luận nào sau đây đúng ?

Nếu hai chất khí khác nhau mà có thể tích bằng nhau (đo cùng nhiệt độ và áp suất) thì:

a) Chúng có cùng số mol chất.

b) Chúng có cùng khối lượng .

c) Chúng có cùng số phân tử.

d) Không thể kết luận được điều gì cả.

Câu a và c đúng.


Bài 2. Kết luận nào sau đây đúng ?

Thế tích mol của chất khí phụ thuộc vào:

a) Nhiệt độ của chất khí;

b) Khối lượng mol của chất khí;

c) Bản chất của chất khí;

d) Áp suất của chất khí.

Câu a và d diễn tả đúng

Advertisements (Quảng cáo)


Bài 3 trang 67. Hãy tính:

a) Số mol của: 28 g Fe; 64 g Cu; 5,4 g Al

b) Thể tích khí (đktc) của: 0,175 mol CO2; 1,25 mol H2; 3 mol N2

c) Số mol và thể tích của hỗn hợp khí (đktc) gồm có: 0,44 g CO2; 0,04 g H2; 0,56 g N2

Đáp án bài 3: a) nFE = 28/56 = 0,5 mol

nCu = 64/64 = 1 mol

nAl = 5,4/27 = 0,2 mol

b) Thể tích khí ở đktc:

VCO2 = 22,4 . 0,175 = 3,92 lít

VH2 = 22,4 . 1,25 = 28 lít

VN2= 22,4 . 3 = 67,2 lít

c) Số mol và thể tích của hỗn hợp:

nCO2 = 0,44/44 = 0,01 mol;

Advertisements (Quảng cáo)

vCO2 = 22,4 . 0,01 = 0,224 lít

nH2 = 0,04/2 = 0,02 mol;

VH2 = 22,4 . 0,2 = 0,448 lít;

nN2 = 0,56/28 = 0,02 mol;

VN2 = 22,4 . 0,02 = 0,448 lít.

Vậy số mol của hỗn hợp là:

nhh = 0,01 + 0,02 + 0,02 = 0,05 mol

Thể tích hỗn hợp là:

Vhh = 0,224 + 0,448 + 0,448 = 1,12 lít

Hoặc Vhh = 0,05 . 22,4 = 1,12 lít


Bài 4. Hãy tính khối lượng của những lượng chất sau:

a) 0,5 mol nguyên tử N; 0,1 mol nguyên tử Cl; 3 mol nguyên tử O.

b) 0,5 mol phân tử N2; 0,1 mol phân tử Cl2; 3 mol phân tử O2

c) 0,10 mol Fe; 2,15 mol Cu; 0,80 mol H2SO4; 0,50 mol CuSO4.

Bài giải: a) mN= 0,5 . 14 = 7 g;        mCl = 0,1 . 35,5 = 3,55 g;

mO= 3 . 16 = 48 g;

b) mN2= 28 . 0,5 = 14 g;  mCl2= 71 . 0,1 = 7,1 g;

mO2 = 32 . 3 = 96 g

c) mFe= 56 . 0,1 = 5,6 g; mCu= 64 . 2,15 = 137,6 g;

mH2SO4 = (2 + 32 + 64) . 0,8 = 78,4 g; mCuSO4  = (64 + 32 + 64) . 0,5 = 80 g


Bài 5 trang 67 Hóa 8: Cho 100 g khí oxi và 100 g khí cacbon đioxit, cả 2khí đều ở 200C và 1 atm. Biết rằng thể tích mol khí ở những điều kiện này là 24 l. Nếu trộn 2 khối lượng khí trên với nhau (không có phản ứng xảy ra) thì hỗn hợp khí thu được có thể tích là bao nhiêu ?

Ta có:

nO2 = 100/32 = 3,125 mol

nCO2 = 100/44 = 2,273 mol

Thể tích của hỗn hợp khí:

Vhh = 24(nO2 + nCO2) = 24 . (3,125 + 2,273) = 129,552 lít


Bài 6. Hãy vẽ những hình khối chữ nhật để so sánh thể tích các khí sau (đktc):

1g H2; 8 g O2; 3,5 g N2; 33 g CO2.

Hướng dẫn: Trước tiên ta cần chuyển đổi khối lượng các khí ra số mol phân tử. Số mol của các chất khí:

nH2 = 1/2 = 0,5 mol;                    nO2 = 8/32  = 0,25 mol

nN2 = 3,5/28 = 0,125 mol;                 nCO2 = 33/44 = 0,75 mol.

Tỉ lệ về số mol các khí cũng là tỉ lệ về thể tích các chất khí ở cùng một điều kiện, ta có sơ đồ biểu diễn.

Advertisements (Quảng cáo)