Bài 24.1: Đổi đơn vị cho các giá trị sau đây:
a) 0,35A = …mA
b) 25mA = … A
c) 1,28A = …mA
d) 32mA = … A
a. 0,35A = 350 mA
b. 425mA = 0.425A
c. 1,28A = 1280 mA
d. 32mA = 0,032A
Bài 24.2: Hình 24.1 vẽ mặt số của một ampe kế. Hãy cho biết:
a) Giới hạn đo của ampe kế
b) Độ chia nhỏ nhất
c) Số chỉ của ampe kế khi kim ở vị trí (1)
d) Số chỉ ampe kế khi kim ở vị trí (2)
a) Giới hạn đo là 1,6A
b) Độ chia nhỏ nhất là 0,1A
c) I1 = 0,4A
Advertisements (Quảng cáo)
d) I2 = 1.4A
Bài 24.3: Có bốn ampe kế với các giới hạn đo lần lượt là:
Hãy chọn ampe kế phù hợp nhất để đo mỗi trường hợp sau đây:
1) 50mA 2) 1,5A 3) 0,5A 4) 1A
a) Dòng điện qua bóng đèn pin có cường độ 0,35A
b) Dòng điện qua đèn điôt phát quang có cường độ 12mA
c) Dòng điện qua nam châm điện có cường độ 0,8A
d) Dòng điện qua bóng đèn xe máy có cường độ 1,2A
a) Ampe kê số 3
b) Ampe kê số 1
c) Ampe kế số 2 hoặc số 4
Advertisements (Quảng cáo)
d) Ampe kế số 2
Bài 24.4: Cho các sơ đồ mạch điện như hình 24.2
a) Hãy ghi (+) và dấu (-) cho hai chốt của ampe kế trong mỗi sơ đồ mạch điện trên đây để có ampe kế mắc đúng
b) Hãy cho biết với các mạch điện có sơ đồ như trên thì khi đóng công tắc, dòng điện sẽ đi vào chốt nào và ra khỏi chốt nào của mỗi ampt kế được mắc đúng
a)
b) Dòng điện đi vào chốt “ + ” (chốt dương) và đi ra khỏi chốt “ – ” (chốt âm) của mỗi ampe kế.
Bài 24.5: Ampe kế là dụng cụ dùng để làm gì?
A. Để đo nguồn điện mắc trong mạch điện là mạnh hay yếu
B. Để đo lượng électron chạy qua đoạn mạch
C. Để đo độ sáng của bóng đèn mắc trong mạch
D. Để đo cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch
Chọn D
Bài 24.6: Trên ampe kế không có dấu hiệu nào dưới đây?
A. Hai dấu (+) và (-) ghi tại hai chốt nối dây dẫn
B. Sơ đồ mắc dụng cụ này vào mạch điện
C. Trên mặt đụng cụ này có ghi chữ A hay chữ mA
D. Bảng chia độ cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất
Giải
=> Chọn B
Bài 24.7: Đơn vị đo cường độ dòng điện là gì?
A. Niuton (N)
B. Ampe (A)
C. Đêxiben (dB)
D. Héc (Hz)
=> Chọn B