Cho đề văn: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến này luôn luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”.
I. Chuẩn bị ở nhà.
1. Tìm hiểu đề và tìm ý:
Chứng minh nhân dân ta luôn sống theo đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
b. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây: chúng ta là những thế hệ sau cần phải biết ơn những người đi trước, những người tạo ra thành quả cho chúng ta.
Uống nước nhớ nguồn: nhắc nhở chúng ta luôn nhớ về cội nguồn của mình.
c. Lập luận:
– Xét về lí lẽ: để chúng ta có được hạnh phúc, sống một cuộc sống tự do như bây giờ thì trước đó có rất nhiều cha anh ta đã ngã xuống.
Advertisements (Quảng cáo)
– Xét về thực tế: Trong cuộc sống, mỗi khi ta có những món ngon, chúng ta nên đem biếu ông bà, cha mẹ trước; ngày 20/11 ta nên đến thăm các thầy cô giáo…
2. Lập dàn bài:
*Mở bài: nêu nhân dân ta sống theo các đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
*Thân bài:
Advertisements (Quảng cáo)
– Giải thích: “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
– Biểu hiện của : “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
+, Nhớ đến ngày giỗ tổ Hùng Vương 10/3
+, Các ngày cúng giỗ của gia đình.
+, Ngày nhà giáo Việt Nam.
…
– Suy nghĩ của em về các đạo lí đó.
*Kết bài: Rút ra bài học gì?
Viết 1 số đoạn văn:
Từ xưa đến nay, đã có rất nhiều lời hay ý đẹp nói về sự biết ơn của con cháu đối với những người đi trước, của học trò đối với thầy cô giáo. Nhưng có lẽ, hai câu tục ngữ hay và chất chứa đầy ý nghĩa thể hiện rõ nhất về đạo lí đó chính là “Uống nước nhớ nguồn” và “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
II. Thực hành trên lớp.