Trang Chủ Bài tập SGK lớp 7 Soạn văn lớp 7

Soạn bài Liên kết trong văn bản – Bài 1 trang 17 Văn 7: Đọc các câu văn sau và chỉ ra sự thiếu liên kết của chúng.

Soạn bài Liên kết trong văn bản – Bài 1 trang 17 SGK Ngữ văn 7 tập 1.Trả lời các câu hỏi phần I, II trang 17, 18 SGK văn lớp 7. Câu 2: Đọc các câu văn sau và chỉ ra sự thiếu liên kết của chúng. Vì câu 1 nói về quá khứ, tức là bây giờ mẹ đã mất. Vậy mà, sang các câu còn lại thì người mẹ đó vẫn sống => Tạo sự không hiểu cho người đọc…

I. Liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản:

1. Tính liên kết của văn bản:

a. Theo em, nếu bố En-ri-cô chỉ viết mấy câu sau thì En-ri-cô chưa hiểu được ý nghĩa của đoạn văn ấy.

b. Lí do En-ri-cô chưa hiểu: vì giữa câu văn còn thiếu sự liên kết.

c. Muốn cho đoạn văn có thể hiểu được thì cần phải có tính liên kết.

2. Phương tiện liên kết trong văn bản:

a. Đoạn văn thiếu thái độ của người bố nên nó khó hiểu.

Sửa lại: Thêm thái độ của người bố vào đoạn văn.

– Bố thực sự rất giận con.

– Lời nói của con đối với mẹ như nhát dao đâm vào tim bố vậy.

– Trong một thời gian, còn đừng hôn bố nữa vì bố không thể đáp lại cái hôn của con được.

Advertisements (Quảng cáo)

b. Thiếu sự liên kết ở :

Một ngày kia…ngủ được. Còn bây giờ, giấc ngủ đến…kẹo. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gố mềm, đôi môi hé mở…mút kẹo.

– Thêm cụm từ “Còn bây giờ” sau “ngủ được”.

– Thay “đứa trẻ” bằng “con”.

=> Các câu văn mới có sự liên kết.

II. LUYỆN TẬP:

Advertisements (Quảng cáo)

1. Sắp xếp các câu văn dưới đây để tạo thành một đoạn văn có tính liên kết chặt chẽ:

(1) – (4) – (2) – (5) – (3).

2. Các câu văn dưới đây chưa có tính liên kết.

Vì câu 1 nói về quá khứ, tức là bây giờ mẹ đã mất. Vậy mà, sang các câu còn lại thì người mẹ đó vẫn sống => Tạo sự không hiểu cho người đọc.

Còn câu 2, 3, 4 phải sắp xếp lại theo trình tự 3- 4 – 2.

3. Điền những từ thích hợp vào chỗ trống:

– …hình bóng của

trồng cây

cháu chạy lon ton bên bà

bảo khi nào cây có quả

sẽ …cho cháu

Thế là bà ôm cháu vào lòng…thật kêu.

4. – Về mặt nội dung và hình thức, hai câu này có vẻ rời rạc, không liên kết với nhau. Bởi câu đầu nói về mẹ, câu hai lại nói về con.

– Nhưng khi chúng ta đọc sang câu thứ 3 “Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói:….mở ra” thì ta lại thấy mẹ và con đã liên kết với nhau tạo thành sự thống nhất, hoàn chỉnh. Nên các câu vẫn được đặt cạnh nhau.

5. – Anh trai cày đã đẵn đủ trăm đốt tre nhưng không nhờ đến phép màu của Bụt thì không sao có cây tre trăm đốt. Câu chuyện giúp em hiểu rằng có cả trăm đốt tre nhưng không có phép màu của Bụt làm cho các đoạn tre ấy liên kết lại với nhau thì nó cũng chỉ là những mẩu tre ngắn mà thôi. Đoạn văn, văn bản cũng vậy, phải biết nối kết các câu, các đoạn bằng những phương tiện ngôn ngữ (từ, câu..) thích hợp thì nó mới tạo thành một văn bản đầy đủ ý nghĩa.

Advertisements (Quảng cáo)