Trang Chủ Bài tập SGK lớp 7 Bài tập Lịch sử 7

Bài 14 phần 4: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên (Thế kỉ XIII) – Lịch sử 7 : Em hãy trình bày những đóng góp của Trần Quốc Tuấn

Bài 14 phần 4 Lịch sử lớp 7: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên (Thế kỉ XIII). Giải bài 1, bài 2, giải bài tập lí thuyết trang 68 . Hãy nêu ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên..

Nhà Trần chuẩn bị và tiến hành kháng chiến chống quân Mông Cổ

Cuối năm 1257, khi được tin quân Mông Cổ chuẩn bị xâm lược, nhà Trần đã ban lệnh cho cả nước sắm sửa vũ khí, các đội dân binh được thành lập, ngày đêm luyện tập võ nghệ, sẵn sàng đánh giặc.


Tháng 1 – 1258, 3 vạn quân Mông cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy tiến vào xâm lược nước ta. Quân giặc theo đường sông Thao tiến xuống Bạch Hạc (Việt Trì, Phú Thọ), rồi tiến đến vùng Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc) thì bị chặn lại ở phòng tuyến do vua Trần Thái Tông trực tiếp chỉ huy. Tại đây, một trận đánh quyết liệt đã diễn ra.
Do thế giặc mạnh, vua Trần cho lui quân để bảo toàn lực lượng. Triều đình tạm rời kinh thành Thăng Long, xuôi về vùng Thiên Mạc (Duy Tiên, Hà Nam).
Nhân dân Thăng Long, theo lệnh triều đình, nhanh chóng thực hiện chủ trương “vườn không nhà trống” để đánh giặc, tạm rút khỏi kinh thành. Ngột Lương Hợp Thai kéo quân vào Thăng Long trống vắng, không một bóng người và lương thực.
Quân Mông cổ điên cuồng tàn phá kinh thành, lùng bắt, giết hại những người còn sót lại.
Trước thế giặc mạnh, tàn bạo, vua Trần lo lắng hỏi ý kiến của Thái sư Trần Thủ Độ. Ông trả lời : “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo.” (Đại Việt sử kí toàn thư).
Đóng giữ kinh thành Thăng Long chưa đầy một tháng, quân Mông cổ lâm vào tình thế khó khăn vì thiếu lương thực trầm trọng, phải cho quân lính đi cướp thóc gạo, hoa màu của dân, nhưng nhân dân các làng, xã đã chống trả quyết liệt nên lực lượng của chúng bị tiêu hao dần.
Nắm được thời cơ, quân đội nhà Trần mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu (bến sông Hồng, ở phố Hàng Than – Hà Nội ngày nay).
Ngày 29-1-1258, quân Mông cổ thua trận, phải rời khỏi Thăng Long. Trên đường rút chạy, chúng bị quân đội nhà Trần truy kích. Đến vùng Quy Hoá (Yên Bái, Lào Cai), lại bị quân của Hà Bổng chặn đánh, quân giặc hốt hoảng tháo chạy về nước. Cuộc kháng chiến chỉ diễn ra trong vòng chưa đầy một tháng đã kết thúc thắng lợi.


Em hãy trình bày những đóng góp của Trần Quốc Tuấn trong ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên.

Advertisements (Quảng cáo)

    – Ông được vua Trần giao cho trọng trách Quốc công Tiết chế – chỉ huy cuộc kháng chiến, soạn “Hịch tướng sĩ” để động viên tinh thần chiến đấu của quân đội.

    – Trần Quốc Tuấn là một nhà Lý luận quân sự tài ba, ông là tác giả của bộ binh thư nổi tiếng: Binh thư yếu lược, Vạn kiếp tông bí truyền thư.

    – Trước thế giặc mạnh.ông đều cho lui binh để đảm bảo lực lượng chờ thời cơ để đánh.

Advertisements (Quảng cáo)

    – Khi quân địch ở Thăng Long gặp khó khăn, tuyệt vọng phải rút quân, Trần Quốc Tuấn mở cuộc phản công, và tiến hành trận mai phục trên sông Bạch Đằng, tạo nên chiến thắng quyết định trước quân xâm lược.


Hãy trình bày những nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên.

* Nguyên nhân thắng lợi
– Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương, đất nước, tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó các quý tộc, vương hầu là hạt nhân.
– Sự chuẩn bị-chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Đặc biệt nhà Trần rất chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân.
– Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân, mà nòng cốt là quân đội.
– Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của Vương triều Trần, đặc biệt của vua Trần Nhân Tông, các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi.


Hãy nêu ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên.

* Ý nghĩa lịch sử
– Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Mông – Nguyên, bảo vệ được độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia dân tộc.
– Thể hiện sức mạnh của dân tộc, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược (góp phần nâng cao lòng tự hào dân tộc, củng cố niềm tin cho nhân dân…).
– Góp phần xây dựng truyền thống dân tộc, xây dựng học thuyết quân sự, để lại nhiều bài học cho đời sau trong cuộc đấu tranh chống xâm lược.

Advertisements (Quảng cáo)