Trang Chủ Bài tập SGK lớp 7 Bài tập GDCD lớp 7

Bài 3. Tự trọng – GDCD lớp 7 : Dù khó khăn đến mấy cũng cố gắng thực hiện bằng được lời hứa của mình

Bài 3 GDCD lớp 7: Tự trọng. Giải bài tập, câu hỏi lí thuyết trang 11 . Vì sao Rô-be lại nhờ em mình là Sác-lây đến trả lại tiền cho người mua diêm – tác giả câu chuyện trên..

Trả lời gợi ý Bài 3: a)  Vì sao Rô-be lại nhờ em mình là Sác-lây đến trả lại tiền cho người mua diêm – tác giả câu chuyện trên ?

–  Rô-be muôn giữ lời hứa của mình.

–  Không muốn người khác nghĩ rằng, vì nghèo mà em phải nói dối để lấy tiền.

–  Không muốn người khác coi thường, danh dự bị xúc phạm và mất lòng tin ở mình.

b)   Việc làm đó thể hiện đức tính gì ?

Hành động của Rô-be thể hiện lòng tự trọng.

c) Hành động của Rô-be đã tác động thế nào đến tình cảm của tác giả ? Vì sao?

Hành động của Rô-be đã làm thay đổi tình cảm của tác giả. Từ chỗ nghi ngờ, không tin, đến sững sờ, tim se lại hối hận và cuối cùng ông hứa với Rô-be nhận nuôi Sác-lây.


Giải bài tập Bài 3: )    Em hãy cho biết, trong các hành vi sau đây, hành vi nào thể hiện tính tự trọng ? Giải thích vì sao ?

(1)  Không làm được bài, nhưng kiên quyết không quay cóp và không nhìn bài của bạn ;

(2) Dù khó khăn đến mấy cũng cố gắng thực hiện bằng được lời hứa của mình ;

(3) Khi có khuyết điểm và được nhắc nhở, Nam đều vui vẻ nhận lỗi, nhưng chẳng mấy khi sửa chữa ;

(4) Chỉ những bài kiểm tra nào được điểm cao Tâm mới đem khoe với bố mẹ, còn điểm kém thì giấu đi ;

(5) Đang đi chơi cùng bạn bè, Lan rất xấu hổ khi gạp cảnh bố hoặc mẹ mình lao động vất vả ;

Advertisements (Quảng cáo)

Hành vi (1) (2) là những hành vi có lòng tự trọng.

– Hành vi (1), không làm được bài nhưng biết coi trọng và giữ gìn đạo đức, tư cách của mình, trung thực không vì bị điểm kém mà quay cóp hoặc nhìn bài của bạn, biểu hiện của người có lòng tự trọng.

– Hành vi (2) là hành vi của người biết coi trọng lời hứa, coi trọng chữ tín, tôn trọng mình và tôn trọng người khác.

b)   Kể lại một số việc làm thể hiện tính tự trọng hoặc thiếu tính tự trọng mà em thấy trong cuộc sống hằng ngày.

–  Việc làm thể hiện lòng tự trọng:

+ Hôm qua Lan không học thuộc bài, giờ kiểm tra bài cũ mặc dù được các bạn ngồi đầu nhắc bài cho, song Lan vẫn không trả lời và chấp nhận điểm kém.

+ Mặc dù bị Hoàng chơi xấu (nói xấu sau lưng) nhưng khi Hoàng bị ốm, Tuấn vẫn cùng các bạn ghi chép bài cho Hoàng, thăm hỏi sức khoẻ của Hoàng.

– Việc làm thể hiện thiếu lòng tự trọng:

+ Ngồi ở đâu Lý cũng thường đem chuyện của người khác ra kể và nói xấu bạn khi không có bạn, mặc dù đã được các bạn nhắc nhở song Lý vẫn chứng nào tật ấy.

+ Giờ kiểm tra môn GDCD, vì không học bài, Hà đã cầu cứu Nam, Nam không đồng ý cho Hà chép bài của mình. Hà giận và tìm cách trả thù Nam.

Advertisements (Quảng cáo)

c)   Theo em, cần phải làm gì để rèn luyện tính tự trọng ?

–  Phải biết nhận khuyết điểm khi mình có thiếu sót.

–  Phải nghiêm khắc với bản thân.

– Phải tôn trọng lẽ phải.

– Phải tôn trọng người khác và tôn trọng bản thân.

–  Phải thực hiện tốt câu “Đói cho sạch, rách cho thơm”; “Đúng hứa, đúng hẹn”; luôn trung thực với người khác và với chính mình.

– Phải xa lánh những thói xấu như khúm núm, sợ sệt, nịnh hót, nói xấu sau lưng người khác.

– Sống chuẩn mực,

– Suy nghĩ thận trọng trước khi hành động.

d)   Em hãy kể lại một câu chuyện nói về tính tự trọng.

Em hãy kể một câu chuyện về tính tự trọng của chính bản thân em, hay được nghe kể lại từ bạn bè, bố mẹ, hay được đọc trong sách báo, xem tivi.

đ) Em hãy sưu tầm một số câu thơ, câu ca dao hoặc tục ngữ, danh ngôn nói về tính tự trọng.

–  Tục ngữ:

+ Ăn có mời, làm có khiến.

+ Đói cho sạch, rách cho thơm.

+ Giấy rách phải giữ lấy lề.

+ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

+ Chết đứng còn hơn sống quỳ.

–  Ca dao:

Thuyền dời nào bến có dời

Khăng khăng quân tử một lời nhất ngôn.

–   Danh ngôn:

“Chỉ có tính tự lập và tự trọng mới có thể nâng chúng ta lên trên những nhỏ nhen của cuộc sống và những bão táp của số phận”. – A.X.Pu-Skin-

Advertisements (Quảng cáo)