Trang Chủ Bài tập SGK lớp 7 Bài tập Địa lí 7

Bài 48. Thiên nhiên châu Đại Dương – Địa lớp 7 : Tại sao đại bộ phận lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô hạn ? 

Bài 48 Địa lí lớp 7: Thiên nhiên châu Đại Dương. Giải bài 1, bài 2, bài 3, giải bài tập lí thuyết trang 146 Địa lí. Nguyên nhân nào đã khiến cho các đảo và quần đảo của châu Đại Dương được gọi là “thiên đàng xanh” của Thái Bình Dương?.

(trang 145 sgk Địa Lí 7): – Dựa vào hình 48.1, hãy:

– Xác định vị trí lục địa Ô-xtrây-li-a và các đảo lớn của châu Đại Dương.

– Xác định vị trí các chuỗi đảo thuộc châu Đại Dương.

Để học tốt Địa Lý 7 | Giải bài tập Địa Lý 7

– Xác định vị trí lục địa của Ô – xtray – li – a trên lược đồ (lục địa Ô – xtray – li – a là lục địa duy nhất nằm chủ yếu trong vòng đai chí tuyến của bán cầu nam; đường chí tuyến chạy qua giữa các lục địa)

– Các đảo lớn của châu Đại Dương : Niu Ghi-nê, Nu-ven Ca-lê-đô-ni, Ta-xma-ni-a,…

– Xác định vị trí các chuỗi đảo thuộc châu Đại Dương.

Advertisements (Quảng cáo)

+ Nhóm đảo Mê-la-nê-đi: nằm ở phía bắc và đông bắc lục địa Ô-xtrây-li-a, từ xích đạo đến khoảng vĩ tuyến 23 – 24oN. Các đảo lớn là Niu Ghi-nê, Bi-xmac, Xô-lô-môn, Nu-ven Ca-lê-đô-ni,…

+ Nhóm đảo Mi-crô-nê-di: nằm ở phía bắc và đông bắc Mê-la-nê-di, khoảng 10oN đến khoảng 28oB, nghĩa là trong vòng đai nhiệt đới. Đảo lớn là Gu-am.

+ Nhóm đảo Pô-li-nê-di: nằm ở phía đông kinh tuyến 180o, thuộc vùng trung tâm Thái Bình Dương, khoảng từ 23 – 24oB đến 28oN, trong vòng đai nhiệt đới, ở phía nam lan tới vòng đai cận nhiệt đới của bán cầu Nam. Các đảo lớn là Ha-oai, Hô-nô-lu-lu trong quần đảo Ha-oai, Vi-ti Lê-vu,… trong quần dảo Phi-gi.


(trang 145 sgk Địa Lí 7): – Dựa vào hình 48.2, cho biết đặc điểm khí hậu của các đảo thuộc châu Đại Dương.

Để học tốt Địa Lý 7 | Giải bài tập Địa Lý 7

Advertisements (Quảng cáo)

– Trạm Gu-am: nhiệt độ quanh năm cao (khoảng trên 27oC) và điều hòa; lượng mưa lớn, mưa nhiều vào các tháng từ tháng 7 đến tháng 10

– Trạm Nu-mê-a: nhiệt độ quanh năm cao (trên 21oC) và tương đối điều hòa, tháng thấp nhất cũng trên 21oC, tháng cao nhất khoảng 27oC); lượng mưa lớn và tương đổi đều giữa các tháng trong năm.

Nhìn chung: các đảo thuộc châu Đại Dương có nhiệt độ cao quanh năm và rất điều hòa, có lượng mưa lớn.


Bài 1:  Cho biết nguồn gốc hình thành các đảo của châu Đại Dương.

Đảo của châu đại Dương có 2 loại : đảo lục địa và đảo đại dương.
– Đảo lục địa : được hình thành từ một bộ phận của lục địa do quá trình đứt gãy và sụt lún.
– Đảo đại dương hình thành do 2 nguồn gốc :
+ Do hoạt động của núi lửa ngầm dưới đáy đại dương.
+ Do sự phát triển của san hô.


Bài 2:  Nguyên nhân nào đã khiến cho các đảo và quần đảo của châu Đại Dương được gọi là “thiên đàng xanh” của Thái Bình Dương?

Phần lớn các đảo và quần đảo của châu Đại Dương có khí hậu nóng ẩm, lượng mưa nhiều quanh năm nên rừng xích đạo và rừng mưa nhiệt đới cùng với các rừng dừa phát triển xanh tốt quanh năm.


Bài 3:  Tại sao đại bộ phận lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô hạn ? 

Do lãnh thổ Ô-xtrây-li-a nằm trong khu vực áp cao chí tuyến, đây là khu vực rất khó gây mưa. Một phần, do ảnh hưởng của dãy núi Thiên Sơn chạy sát biển, kéo dài từ bắc xuống nam đã ngăn cản gió từ biển thổi vào lục địa, làm cho phần lãnh thổ ô-xtrây-li-a chịu ảnh hưởng của hiệu ứng phơn ít mưa.

Advertisements (Quảng cáo)