Trang Chủ Bài tập SGK lớp 7 Bài tập Địa lí 7

Bài 1. Dân số – Địa lí 7: Tháp tuổi cho ta biết những đặc điểm gì của dân số?

Bài 1: Dân số Địa lí lớp 7.  Dựa vào bảng tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên và phân bố dân cư thế giới theo châu lục, hãy cho biết châu lục nào có tỉ lệ gia tăng dân số cao và châu lục nào có tỉ lệ gia tăng dân số thấp nhất. Tại sao tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á giảm nhưng tỉ trọng dân số so với toàn thế giới lại tăng?.

Câu 1: – Quan sát hai tháp tuổi ở hình 1.1, cho biết:
+ Trong tổng số trẻ em từ khi mới sinh ra cho đến 4 tuổi ở mỗi tháp, ước tính có bao nhiêu bé trà và bao nhiêu bé gái ?
+ Hình dạng của hai tháp tuổi khác nhau như thế nào? Tháp tuổi có hình dạng như thế nào thì tỉ lệ người trong độ tuổi lao động cao ?

Trong hình 1.1:
– Tháp tuổi thứ nhất có khoảng 5,5 triệu bé trai và 5,5 triệu bé gái.
– Tháp tuổi thứ hai có khoảng 4,5 triệu bé trai và 5,5 triệu bé gái.
– Tháp tuổi thứ nhất có đáy tháp rộng, thân tháp thu hẹp dần.
– Tháp tuổi thứ hai có đáy tháp hẹp, thân tháp mở rộng.
– Tháp tuổi có thân tháp mở rộng thể hiện số người trong độ tuổi lao động cao, nhưng đáy tháp hẹp thể hiện tỉ lệ sinh đã giảm, tương lai nguồn lao động cũng bị giảm.


Câu 1(mục 2 – bài học 1 : Quan sát hình 1.3 và 1.4 SGK, cho biết :

Trong giai đoạn từ năm 1950 đến năm 2000, nhóm nước nào có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao hơn ? Tại sao em biết ?

— Nhóm nước đang phát triển có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao hơn nhóm nước phát triển.
– Nhìn vào biểu đồ ta thấy đường màu xanh là thể hiện tỉ lệ sinh, đường màu đỏ thể hiện tỉ lệ tử, miền màu hồng là gia tăng dân số tự nhiên. Nếu miền màu hồng ngày càng mở rộng, chứng tỏ gia tăng dân số ngày càng cao, ngược lại nếu miền màu hồng bị thu hẹp chứng tỏ gia tăng dân số đang giảm. Như vậy, ở hình 1.4, miền màu hồng được mở rộng hơn ở hình 1.3, chứng tỏ các nước đang phát triển có gia tăng dân số tự nhiên cao hơn các nước phát triển.


Câu 1 (mục 3 -: So sánh 2 biểu đồ hình 1.3 và 1.4 SGK để nhận xét tinh hình sinh, tử, gia tăng dân số tự nhiên của 2 nhóm nước phát triển và đang phát triển.

Advertisements (Quảng cáo)

– Hình 1.3, các nước phát triển : tỉ lệ sinh tăng vào đầu thế kỉ XIX, nhưng đến cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX giảm rất nhanh ; tỉ lệ tử giảm rất nhanh đến giữa thế kỉ XX, sau đó ổn định lại và có tăng trong giai đoạn 1980-2000. Gia tăng dân số tự nhiên tăng nhanh trong giai đoạn 1800-1850, nhưng giảm nhanh vào giai đoạn 1850-2000.

– Hình 1.4, các nước đang phát triển : tỉ lệ sinh cao và giữ ổn định trong một thời gian dài từ 1800 đến 1950, sau đó giảm mạnh vào giai đoạn 1950-2000 nhưng vẫn ờ mức cao ; tỉ lệ tử giảm rất nhanh ; gia tăng dân số tự nhiên tăng nhanh và dẫn tới bùng nổ dân số từ những năm 1950 đến 2000.


Bài 1:  Tháp tuổi cho ta biết những đặc điểm gì của dân số?

Tháp tuổi cho ta biết:

Advertisements (Quảng cáo)

– Kết cấu theo độ tuổi của dân số: bao nhiêu người ở từng lớp tuổi và từng nhóm tuổi.

– Kết cấu theo giới tính của dân số: bao nhiêu nam, nừ ở từng lớp tuổi và từng nhóm tuổi.


Bài 2:  Tại sao tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á giảm, nhưng tỉ trọng dân số so với thế giới vẫn tăng ?

Vì châu Á có số dân đông (chiếm tới 55,6 % dân số thế giới), tỉ lệ gia tăng dân số tuy có giảm nhưng vẫn còn cao, nên hằng năm số dân tăng thêm vẫn nhiều, đã làm cho tốc độ tăng dân số của châu Á nhanh hơn các châu lục khác.


Bài 3:  Bùng nổ dân số thế giới xảy ra khi nào ? Nêu nguyên nhân, hậu quả và phương hướng giải quyết.

– Bùng nổ dân số xảy ra khi tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên hàng năm là 2.1%.

– Nguyên nhân: do các nước thuộc địa giành được độc lập, đời sống được cải thiện và những tiến bộ về y tế làm giảm nhanh tỉ lệ tử, trong khi tỉ lệ sinh vẫn còn cao.

– Hậu quả: tạo sức ép đối với việc làm, phúc lợi xã hội, môi trường, kìm hãm sự phát triển kinh tế – xã hội…

– Biện pháp: thực hiện chính sách dân số và phát triển kinh tế xã hội để hạ thấp tỉ lệ gia tăng dân số.

Advertisements (Quảng cáo)