Trang Chủ Sách bài tập lớp 6 Sách bài tập Toán lớp 6 - Chân trời sáng tạo

Bài tập cuối chương 3 Sách bài tập Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo

Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 76; bài 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 trang 77; bài 12, 13, 14 trang 78 Sách bài tập Toán 6 tập 1 Chân trời sáng tạo. Bài tập cuối chương 3

Giải bài 1

Cho hình vuông ABCD có AB = 9 cm. Tính độ dài các đoạn thẳng DC và AD.

Vì ABCD là hình vuông nên AB = AD = DC = 9 cm.

Bài 2 trang 76 SBT Toán 6

Dùng thước và eke để vẽ hình vuông có độ dài cạnh 7 cm. Hãy dùng compa so sánh đường chèo của hình vuông đó.

– Dùng thước vẽ đoạn thẳng AB = 7 cm

– Dùng eke và thước vẽ các đường thẳng vuông góc với AB tại A và B.

– Trên đường vuông góc tại A lấy điểm D với AD = 7 cm. Trên đường vuông góc tại B lấy điểm C với BC = 7 cm.

– Kẻ đoạn thẳng nối C và D ta được tứ giác ABCD là hình vuông có độ dài cạnh 7 cm

Nối 2 đường chéo AC và BD. Dùng comp so sánh 2 bán kính lần lượt là AC và BD dễ dàng suy ra hai đường chéo này bằng nhau.

Bài 3 trang 76 SBT Toán lớp 6

Cho tam giác đều DEF có DE = 5 cm. Tính độ dài các cạnh EF, DF.

Tam giác DEF đều nên EF = DF = DE = 5 cm.

Giải bài 4

Dùng thước và compa để vẽ tam giác đều có độ dài cạnh 3 cm.

– Dùng thước vẽ đoạn thẳng AB = 3cm

– Dùng compa vẽ các phần đường tròn cùng bán kính 3cm và có tâm lần lượt là A, B.

– Hai phần đường tròn nói trên cắt nhau tại điểm C.

– Kẻ đoạn thẳng nối C và A, C và B ta có tam giác đều ABC với cạnh 3cm.

Bài 5 trang 77 SBT Toán 6

Cho lục giác đều ABCDEF với cạnh AB = 8 cm và đường chéo AD = 16 cm. Tính độ dài các doạn thẳng CD và CF.

Vì ABCDEF là lục giác đều nên AB = CD = 8 cm và AD = CF = 16 cm.

Giải bài 6 trang 77 Sách bài tập Toán 6

Cho hình chữ nhật ABCD có AB = 12 cm, BC = 9 cm, BD = 15 cm. Tính độ dài của AD, CD, AC.

Vì ABCD là hình chữ nhật nên :

Advertisements (Quảng cáo)

\(\left\{ \begin{array}{l}AB = CD\\AD = BC\\AC = BD\end{array} \right.\quad  \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}CD = 12cm\\AD = 9cm\\AC = 15cm\end{array} \right.\)

Giải bài 7 trang 77 SBT Toán 6 CTST

Cho hình thoi ABCD với O là giao điểm  của hai đường chéo. Biết AB = 20 cm, OA = 16 cm, OB = 12 cm. Tính độ dài các cạnh và các đường chéo của hình thoi.

ABCD là hình thoi nên có 4 cạnh bằng nhau tức là: AB = BC = CD = DA = 20 cm.

Đường chéo AC = 2. OA = 2. 16 = 32 (cm) và BD = 2.OB = 2.12 = 24 (cm)

Bài 8 trang 77 SBT Toán 6 – Bài tập cuối chương 3

Cho hình bình hành ABCD có O là giao điểm của hai đường chéo và thỏa mãn AB = 16 cm, AD = 10 cm, OC = 6 cm. Tính độ dài của CD, BC, AC.

Vì ABCD là hình bình hành nên CD = AB = 16 cm; BC = AD = 10 cm và AC = 2.O  =2.6 = 12 cm.

Giải bài 9

Cho hình thang cân MNPQ với cạnh đáy là MN và PQ, PN = 6 cm, PM = 10 cm. Tính MQ, NQ.

Vì MNPQ là hình thang cân nên MQ = NP = 6 cm và NQ = MP = 10 cm.

Giải bài 10 trang 77 sách bài tập Toán 6

Tính chu vi và diện tích của hình bình hành ABCD (như hình bên). Biết rằng AD = 6 cm; AB = 10 cm, DH = 9cm.

Chu vi hình bình hành là: 2 (AB + AD) = 2. (10 + 6) = 32 (cm)

Coi hai đáy của hình bình hành là AD và BC thì chiều cao tương ứng là DH, vậy diện tích của hình bình hành là: AD.DH = 6. 9 = 54 (\(c{m^2}\))

Advertisements (Quảng cáo)

Bài 11 trang 77 SBT Toán 6 tập 1

Tính chu vi và diện tích của Hình 1 và tính diện tích của Hình 2 sau đây.

Hình 1:

Chu vi hình 1 là:

25 + 50 +50 + 55 = 180 (m)

Chia hình 1 thành hình gồm 1 tam giác và 1 hình thang cân như hình dưới.

Ta có: AD = 50 m, AB = 50 m, CD = 25 m, BC = 55 m.

Từ đề bài dễ dàng suy ra BE = 20 m và DE = 40m.

\( \Rightarrow \)AE = AB – BE = 50 – 20 = 30 (m)

Diện tích tam giác ADE là: ED. AE : 2 = 40 . 30 : 2 = 600 (\({m^2}\))

Diện thích hình thang CDEB là: (DE+BC).BE:2 = (40 + 55). 20 : 2 = 950 (\({m^2}\))

Vậy diện tích Hình 1 là: 600 + 950 = 1550 (\({m^2}\))

Hình 2:

Ta chia hình 2 như sau:

Hình gồm hình chữ nhật BCEG và hình thang ABEG.

Diện tích hình chữ nhật là: EC. BC = 40 . 60 = 2400 (\({m^2}\))

Vì EG = BC nên EG = 60 m; AG = AB – GB = AB – EC = 120 – 40 = 80 (m)

Diện tích hình thang BCEG là: (60 + 200). 80 : 2 = 10400 (\({m^2}\))

Vậy diện tích hình 2 là: 2400 + 10400 = 12800 (\({m^2}\))

Giải bài 12 trang 78 SBT Toán 6 Chân trời sáng tạo

Tính chu vi và diện tích của hồ bơi có kích thước như hình vẽ sau:

Ta chia hình trên thành 2 hình chữ nhật như sau:

Hình gồm hình chữ nhật DGFE ( chiều dài 2m, chiều rộng 1m) và hình chữ nhật ABGC (chiều dài 7m chiều rộng 3m)

Suy ra BG = AC = 3m, FG = ED = 1m, CD = CG – DG = AB – EF = 7 – 2 = 5m

Chu vi của bể bơi là: AC + AB + BF + EF + ED + DC = 3 + 7 + 4 + 2 + 1 + 5 = 22(m)

Diện tích hình chữ nhật ABGC là: 7.3 = 21 (\({m^2}\))

Diện tích hình chữ nhật DGFE là: 2. 1 = 2(\({m^2}\))

Diện tích bể bơi là: 21 + 2 = 23 (\({m^2}\))

Bài 13 trang 78 SBT Toán lớp 6 – Bài tập cuối chương 3

Tính diện tích của hình sau:

Hình trên gồm hình bình hành ( với đáy dài 15 cm, chiều cao 21 cm) và hình tam giác với đáy 20 cm và chiều cao là 21 cm.

Vậy tổng diện tích của hình là: 15.21 + 20.21:2 = 525 (\({m^2}\))

Giải bài 14 trang 78 Sách bài tập Toán 6 CTST

Tính diện tích của hình sau:

Dễ thấy diện tích hình trên bằng hiệu diện tích hình vuông ABCD và diện tích tam giác BEC.

Ta có:

Diện tích hình vuông ABCD là: 25. 25 = 625 (\({m^2}\))

Diện tích tam giác BEC là: 25 . 25 : 2 = 312,5 (\({m^2}\))

Vậy diện tích cần tính là: 625 – 312,5 = 312,5 (\({m^2}\))

Advertisements (Quảng cáo)