Bài 3.8 trang 51 SBT Toán 6 KNTT
Xác định phần dấu và phần số tự nhiên của mỗi số nguyên sau: -58; +207; -986; 2 023.
Với n là số nguyên dương thì:
+Số nguyên –n có phần dấu là – ; phần số tự nhiên là n
+Số nguyên n (hay +n) có phần dấu là + ; phần số tự nhiên là n
-58: phần dấu “-“, phần số tự nhiên 58
+207: phần dấu “+”, phần số tự nhiên 207
-986: phần dấu “-“, phần số tự nhiên 986
2 023: phần dấu “+”, phần số tự nhiên 2023
Bài 3.9 SBT Toán lớp 6 KNTT
Tìm số đối của mỗi số nguyên sau: +25; -18; 472; – 9 853. Em có nhận xét gì về phần số tự nhiên của hai số đối nhau?
Ta có
Số nguyên |
+25 |
-18 |
472 |
-9 853 |
Số đối của nó |
-25 |
+18 |
-472 |
+9 853 |
Nhận xét: Hai số đối nhau thì có phần số tự nhiên giống nhau.
Bài 3.10 trang 52 sách bài tập Toán 6
Phải chọn y là một số nguyên âm hay nguyên dương để:
a) -y là một số nguyên âm?
b) -y là một số nguyên dương?
a) Để -y là một số nguyên âm thì y là số nguyên dương.
b) Để -y là một số nguyên dương thì y là số nguyên âm.
Bài 3.11 SBT Toán 6
Thực hiện phép tính:
a)(-107) + (+92)
b) 329 + (-315).
Muốn cộng 2 số nguyên trái dấu, ta tìm hiệu của 2 phần số tự nhiên của chúng( số lớn – số nhỏ) rồi đặt trước hiệu tìm được dấu của số có phần số tự nhiên lớn hơn
a) (-107) + (+92) = – (107 – 92) = -15
b) 329 + (-315) = 329 – 315 = 14.
Bài 3.12 trang 52 SBT Toán 6
Thực hiện phép tính:
a) 1 238 + (- 1 328)
b) (- 3 782) + (- 1 031)
a) 1 238 + (- 1 328) = – (1 328 – 1 238) = -90.
b) (- 3 782) + (- 1 031) = – (3 782 + 1 031) = – 4 813.
Bài 3.13 Sách bài tập Toán lớp 6
Advertisements (Quảng cáo)
Thực hiện phép tính:
a) 8 294 + (-56 946)
b)(-15 778) + 335 925
a) 8 294 + (-56 946) = – (56 946 – 8 294) = – 48 652
b) (-15 778) + 335 925 = 335 925 – 15 778 = 320 147.
Bài 3.14 trang 52 SBT Toán 6
Thực hiện phép tính:
a) 27 538 – 12 473
b) 6 591 – (-386).
+ Ta có: a – (-b) = a + b
a) 27 538 – 12 473 = 15 065.
b) 6 591 – (-386) = 6 591 + 386 = 6 977.
Bài 3.15 trang 52 SBT Toán lớp 6 tập 1
Điền các số thích hợp thay thế các dấu “?” trong bảng sau:
+Muốn cộng 2 số nguyên trái dấu, ta tìm hiệu của 2 phần số tự nhiên của chúng( số lớn – số nhỏ) rồi đặt trước hiệu tìm được dấu của số có phần số tự nhiên lớn hơn
+ Muốn cộng 2 số nguyên âm, ta cộng phần số tự nhiên của chúng với nhau rồi đặt dấu – trước kết quả
+ Ta có: a – (-b) = a + b
+) Với x = -13; y = 7:
x + y = (-13) + 7 = – (13 -7) = -6
x – y = (-13) – 7 = (-13) + (-7) = – (13 + 7) = – 20
Advertisements (Quảng cáo)
+) Với x = 5; y = -22:
x + y = 5 + (-22) = – (22 -5) = -17
x – y = 5 – (-22) = 5 + 22 = 27
+) Với x = -17; y = -23
x + y = (-17) + (-23) = – (17 + 23) = – 40
x – y = (-17) – (-23) = (-17) + 23 = 23 – 17 = 6
+) Với x = 0; y = -55
x + y = 0 + (-55) = -55
x – y = 0 – (-55) = 0 + 55 = 55
+) Với x = -129; y = 0
x + y = (-129) + 0 = – 129
x – y = (-129) – 0 = – 129
+) Với x = 0; y = (-57)
x + y = 0 + (-57) = (-57)
x – y = 0 – (-57) = 0 + 57 = 57
+) Với x = 6; y = ?
x + y = – 24. Suy ra y = – 24 – x = (-24) – 6 = (-24) + (-6) = -(24 + 6) = -30
x – y = 6 – (-30) = 6 + 30 = 36
+) Với x = ? ; y = 53
x – y = – 39. Suy ra x = (-39) + y = (-39) + 53 = 53 – 39 = 14
x + y = 14 + 53 = 67
Ta được bảng sau:
Giải Bài 3.16 trang 52 SBT Toán 6
Vào một ngày tháng Một ở Moscow (Liên Bang Nga), ban ngày nhiệt độ là -7oC. Hỏi nhiệt độ đêm hôm đó là bao nhiêu nếu nhiệt độ giảm 2oC.
Nếu nhiệt độ giảm \(2^0 C\) thì nhiệt độ đêm hôm đó ở Moscow là:
-7 – 2 = (-7) + (-2) = – (7 + 2) = \(-9^0 C\)
Vậy nhiệt độ đêm hôm đó là \(-9^0 C\)
Bài 3.17 trang 52 sách bài tập Toán 6 KNTT
Tài khoản ngân hàng của ông X có 25 784 209 đồng. Trên điện thoại thông minh, ông X nhận được ba tin nhắn:
(1) Số tiền giao dịch -1 765 000 đồng;
(2) Số tiền giao dịch 5 772 000 đồng;
(3) Số tiền giao dịch – 3 478 000 đồng.
Hỏi sau ba lần giao dịch như trên, trong tài khoản của ông X còn lại bao nhiêu tiền?
Sau ba lần giao dịch như trên, trong tài khoản của ông X còn lại số tiền là:
25 784 209 + (-1 765 000) + 5 772 000 + (– 3 478 000)
= [(25 784 209 + 5 772 000)] + [(-1 765 000) + (– 3 478 000)]
= 31 556 209 + [- (1 765 000 + 3 478 000)]
= 31 556 209 – 5 243 000
= 26 313 209 (đồng)
Vậy sau ba lần giao dịch như trên, trong tài khoản của ông X còn lại 26 313 209 đồng.
Bài 3.18 sách bài tập Toán 6 Kết nối tri thức
Tính một cách hợp lí:
a) 387 + (-224) + (-87);
b) (-75) + 329 + (-25)
a) 387 + (-224) + (-87) = [(387) + (-87)] + (-224) = (387 – 87) + (-224) = 300 + (-224)
= 300 – 224 = 76.
b) (-75) + 329 + (-25) = [(-75) + (-25)] + 329 = -(75 + 25) + 329 = – 100 + 329
= 329 – 100 = 229.
Bài 3.19 trang 52 SBT Toán 6 tập 1 KNTT
Tính một cách hợp lí:
a) 11 + (-13) + 15 + (-17);
b) (-21) + 24 + (-27) + 31.
a) 11 + (-13) + 15 + (-17) = [11 + (-13)] + [15 + (-17)] = [-(13 – 11)] + [- (17 – 15)]
= (-2) + (-2) = 4
b) (-21) + 24 + (-27) + 31 = [(-21) + 24] + [(-27) + 31] = (24 – 21) + (31 – 27)
= 3 + 4 = 7