Trang Chủ Sách bài tập lớp 6 Sách bài tập Toán 6 - Kết nối tri thức

Giải Sách bài tập Toán 6 Kết nối tri thức: Ôn tập chương 3

Giải Câu hỏi trắc nghiệm trang 61. Giải Bài 3.41, 3.42, 3.43, 3.44, 3.45, 3.46, 3.47, 3.48, 3.49 trang 62 sách bài tập Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống. Ôn tập chương 3

Câu hỏi trắc nghiệm

Tìm khẳng định đúng trong các khẳng định sau:

Câu 1

So sánh ba số 0; 3 và -12.

(A) 0 < 3 < -12;

(B) 0 < -12 < 0;

(C) 3 < -12 < 0;

(D) -12 < 0 < 3.

Vì -12 là số nguyên âm nên – 12 < 0 mà 0 < 3 nên -12 < 0 < 3

Đáp án: D

Câu 2

Cho tập hợp A = { x ∈ Z | -15 ≤ x <  7}

(A) -15 ∈ A và 7 ∈ A;

(B) -15 ∉ A và 7 ∈ A;

(C) -15 ∈ A và 7 ∉ A;

(D) -15 ∉ A và 7 ∉ A.

A={-15; -14; -13; -12;….; 5; 6}

Ta có: -15 ∈ A và 7 ∉ A

Đáp án: C

Câu 3. Hai số nguyên a và b có tích a. b dương và tổng a + b dương. Khi đó:

(A) a > 0 và b > 0;

(B) a > 0 và b < 0;

(C) a < 0 và b > 0;

(D) a < 0 và b < 0.

Vì hai số nguyên a và b có tích a. b dương nên a và b là hai số nguyên cùng dấu

Mà tổng a + b dương nên a > 0 và b > 0

Đáp án: A

Câu 4. Hai số nguyên a và b có tích a. b dương và tổng a + b âm. Khi đó:

(A) a > 0 và b > 0;

(B) a > 0 và b < 0;

(C) a < 0 và b > 0;

(D) a < 0 và b < 0.

Vì hai số nguyên a và b có tích a. b dương nên a và b là hai số nguyên cùng dấu

Mà tổng a + b âm nên a < 0 và b < 0

Đáp án: D

Câu 5. Hai số nguyên a và b có tích a. b âm và hiệu a – b âm. Khi đó:

(A) a > 0 và b > 0;

(B) a > 0 và b < 0;

(C) a < 0 và b > 0;

(D) a < 0 và b < 0.

Vì hai số nguyên a và b có tích a. b âm nên a và b là hai số nguyên trái dấu

Mà hiệu a – b âm nên a < b.

Do vậy a < 0; b > 0

Đáp án: C

Câu 6. Hai số nguyên a và b có tích a. b âm và hiệu a – b dương. Khi đó:

(A) a > 0 và b > 0;

Advertisements (Quảng cáo)

(B) a > 0 và b < 0;

(C) a < 0 và b > 0;

(D) a < 0 và b < 0.

Vì hai số nguyên a và b có tích a. b âm nên a và b là hai số nguyên trái dấu

Mà hiệu a – b dương nên a > b.

Do vậy a > 0; b < 0

Đáp án: B

Bài 3.41 trang 62 SBT Toán 6

Số nguyên a có phần dấu là – và phần số tự nhiên là 27. Hãy viết số a và tìm số đối của a.

+) Vì số nguyên a có phần dấu là “-” và phần số tự nhiên là 27 nên a = – 27

+) Số đối của – 27 là 27.

Vậy a = -27, số đối của a là 27.

Bài 3.42 trang 62 SBT Toán lớp 6

Hãy sắp xếp các số a, b, c, d theo thứ tự tăng dần, nếu:

a = 32 + (-28); b = (-7) – 5;   c = (-12). (-5);    d = (-28): 7.

Ta có:

a = 32 + (-28) = 32 – 28 = 4

b = (-7) – 5 = – 7 – 5 = – (7 + 5) = – 12

c = (-12). (-5) = 12. 5 = 60

d = (-28): 7 = – (28: 7) = -4

Vì 12 > 4 nên -12 < -4 mà – 4 < 4 < 60 nên -12 < -4 < 4 < 60 hay b < d < a < c.

Vậy sắp xếp theo thứ tự tăng dần là: b; d; a; c.

Bài 3.43 – Ôn tập chương 3 Toán 6

Tính giá trị của biểu thức; tìm cách tính hợp lí:

a) 21. 23 – 3. 7. (-17);

b) 42. 3 – 7. [(-34) + 18].

a) 21. 23 – 3. 7. (-17) = 21. 23 – 21. (-17) = 21. [23 – (-17)] = 21. (23 + 17) = 21. 40

= 21. 4. 10 = (21. 4). 10 = 84. 10 = 840.

Advertisements (Quảng cáo)

b) 42. 3 – 7. [(-34) + 18] = 7. 6. 3 – 7. [(-34) + 18] = 7. 18 – 7. [(-34) + 18]

= 7. [18 – (- 34) – 18] = 7. [(18 – 18) + 34] = 7. (0 + 34) = 7. 34 = 238.

Bài 3.44 trang 62 sách bài tập Toán 6

Tính giá trị của biểu thức; tìm cách tính hợp lí:

a) 71. 64 + 32. (-7) – 13. 32;

b) 13. (23 – 17) – 13. (23 + 17).

a) 71. 64 + 32. (-7) – 13. 32

= 71. 2. 32 + 32. (-7) – 13. 32

= 32. [71. 2 + (-7) – 13]

= 32. (142 – 7 – 13)

= 32. (135 – 13)

= 32. 122

= 3 904.

b) 13. (23 – 17) – 13. (23 + 17)

= 13. 23 – 13. 17 – 13. 23 – 13. 17

= (13. 23 – 13. 23) – (13. 17 + 13. 17)

= 0 – 2. (13. 17)

= 0 – 2. 221

= 0 – 442

= -442.

Bài 3.45 trang 62 SBT Toán 6 KNTT

Tìm x, nếu (38 – x). (x + 25) = 0.

(38 – x). (x + 25) = 0

Suy ra 38 – x = 0 hoặc x + 25 = 0

*Trường hợp 1:

38 – x = 0

x = 38 – 0

x = 38

*Trường hợp 2:

x + 25 = 0

x = 0 – 25

x = -25

Vậy \(x \in \{ 38; – 25\} \)

Giải Bài 3.46 SBT Toán 6

Tìm các bội của 6 lớn hơn -19 và nhỏ hơn 19.

Nhân 6 lần lượt với 1; 2; 3; 4; … ta được các bội dương của 6 là: 6; 12; 18; 24; …

Do đó các bội của 6 là: …; – 24; -18; -12; -6; 0; 6; 12; 18; 24; …

Các bội của 6 lớn hơn -19 và nhỏ hơn 19 là: -18; -12; -6; 0; 6; 12; 18

Vậy các bội của 6 lớn hơn -19 và nhỏ hơn 19 là -18; -12; -6; 0; 6; 12; 18.

Bài 3.47 trang 62 SBT Toán 6 Kết nối tri thức

Tìm tất cả các ước chung của hai số 36 và 42.

Ta đi tìm các ước chung nguyên dương của 36 và 42.

Ta có: 36 = 22.32;       42 = 2. 3. 7

ƯCLN(36, 42) = 2. 3 = 6

ƯC(36, 42) = Ư(6) = {1; 2; 3; 6}

Do đó tất cả các ước chung của hai số 36 và 42 là: -6; -3; -2; -1; 1; 2; 3; 6

Vậy tất cả các ước chung của hai số 36 và 42 là: ±1; ±2; ±3; ±6.

Bài 3.48 trang 62 SBT Toán 6 tập 1

Hãy điền các số nguyên thích hợp thay thế các dấu “?” trong bảng dưới đây sao cho tích của ba số ở ba ô liền nhau luôn bằng 120

?

?

6

?

?

?

?

?

?

-4

?

+Các số nằm ở ô thứ hai, thứ năm, thứ tám, thứ mười một bằng nhau; các ô nằm ở ô thứ ba, thứ sáu, thứ chín bằng nhau; các ô nằm ở ô thứ nhất, thứ tư, thứ bảy, thứ mười bằng nhau.

+ Tích của ba số ở ba ô liền nhau bằng 120, ta tìm được ô trống còn lại.

Giả sử bốn số ở bốn ô liên tiếp nào đó là a, b, c và d. Khi đó theo điều kiện của bài toán ta có: abc = bcd = 120. Từ đây ta suy ra a = d. Điều này có nghĩa là các số nằm ở ô thứ nhất, thứ tư, thứ bảy, thứ mười bằng nhau; các ô nằm ở ô thứ ba, thứ sáu, thứ chín bằng nhau; các ô nằm ở ô thứ hai, thứ năm, thứ tám, thứ mười một bằng nhau.

Chú ý rằng ô thứ mười là số -4 nên các số nằm ở ô thứ nhất, thứ tư, thứ bảy đều là số -4; ô thứ ba là số 6 nên các số nằm ở ô thứ ba, thứ sáu, thứ chín đều là số 6.

Đặt các ô còn lại chứa số x

Ta có: (-4). x. 6 = 120

             x. (-24) = 120

             x = 120: (-24)

             x = -5

Vậy ta được kết quả bảng là:

Bài 3.49 trang 62 SBT Toán 6 tập 1

Hãy điền các số nguyên thích hợp thay thế các dấu “?” trong bảng dưới đây sao cho tổng của ba số ở ba ô liền nhau luôn bằng 0.

?

-7

?

?

?

?

?

?

3

?

?

Giả sử bốn số ở bốn ô liên tiếp nào đó là a, b, c và d. Khi đó theo điều kiện của bài toán ta có: a + b + c = b + c + d = 0. Từ đây ta suy ra a = d. Điều này có nghĩa là các số nằm ở ô thứ hai, thứ năm, thứ tám, thứ mười một bằng nhau; các ô nằm ở ô thứ ba, thứ sáu, thứ chín bằng nhau; các ô nằm ở ô thứ nhất, thứ tư, thứ bảy, thứ mười bằng nhau.

Chú ý rằng ô thứ hai là số -7 nên các số nằm ở ô thứ năm, thứ tám, thứ mười một đều là số -7

Ô thứ chín là số 3 nên các số nằm ở ô nằm ở ô thứ ba, thứ sáu đều là số 3.

Đặt các ô còn lại chứa số x

Ta có: x + (-7) + 3 = 0

           x – 7 + 3 = 0

           x – 7 = 0 – 3

           x – 7 = -3

           x = -3 + 7

           x = 4

Vậy ta được kết quả bảng là:

Advertisements (Quảng cáo)