Bài 1. Quan sát hình 9.3 SGK và cho biết rễ gồm mấy miền ? Nêu chức năng của mỗi miền.
STT |
Các miền của rễ
|
Chức năng chính của từng miền |
1 |
Miền trưởng thành có các mạch dẫn. |
Dẫn truyền. |
2 |
Miền hút có các lông hút. |
Hấp thụ nước và muối khoáng. |
3 |
Miền sinh trưởng (nơi tế bào phân chia). |
Làm cho rễ dài ra. |
4 |
Miền chóp rễ. |
Che chở cho đầu rễ. |
Bài 2. Nêu cấu tạo của một tế bào lông hút. Vì sao mỗi miền hút của rễ lại có rất nhiều lông hút ?
– Cấu tạo của một tế bào lông hút từ ngoài vào trong gồm :
+ Vách tế bào.
+ Màng sinh chất
+ Chất tế bào.
+ Nhân.
+ Không bào.
– Trên miền hút của rễ có rất nhiều lông hút giúp làm tăng khả năng hấp thụ nước và muối khoáng của rễ.
Advertisements (Quảng cáo)
Bài 3. Có phải rễ của tất cả các loài cây đều có lông hút không ? Vì sao ?
– Không phải rễ của tất cả các loài cây đều có lông hút.
– Rễ của các cây mọc trong nước không có lông hút vì nước và muối khoáng hoà tan trong nước ngấm trực tiếp qua các tế bào biểu bì của rễ, thậm chí cả thân và lá. Ví dụ : cây bèo tấm, cây bèo tây.
Bài 4. Nêu vai trò của nước và muối khoáng đối với cây.
Advertisements (Quảng cáo)
– Nước rất cần cho cây, không có nước cây sẽ chết.
– Rễ cây chỉ hấp thụ được các muối khoáng hoà tan trong nước.
– Nước và muối khoáng giúp cây sinh trưởng và phát triển.
Bài 5. Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của cây ? Cho ví dụ.
Những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng
của cây :
– Các loại đất trồng khác nhau.
Ví dụ :
+ Đất đá ong vùng đồi trọc ảnh hưởng xấu đến sự hút nước và muối khoáng của cây.
+ Đất phù sa thuận lợi cho sự hút nước và muối khoáng của cây.
– Thời tiết, khí hậu :
Ví dụ :
+ Trời nắng, nhiệt độ cao, cây thoát nước nhiều nên nhu cầu hút nước của cây cũng tăng lên.
+ Khi mưa nhiều dẫn đến ngập úng, rễ bị chết làm cho cây mất khả năng hút nước và muối khoáng.