Trang Chủ Sách bài tập lớp 6 SBT Sinh 6

Bài 5, 6, 7 trang 58 Sách BT Sinh 6: Hãy trình bày đặc điểm thích nghi của cây xanh trong môi trường nước.

Chương 7 Quả và hạt SBT Sinh lớp 6. Giải bài 5, 6, 7 trang 58 Sách bài tập Sinh học 6. Câu 5: Những điều kiện nào cần cho hạt nảy mầm? Muốn cho hạt nảy mầm tốt cần phải làm gì ?…

Bài 5. Những điều kiện nào cần cho hạt nảy mầm? Muốn cho hạt nảy mầm tốt cần phải làm gì ?

– Điều kiện cần cho hạt nảy mầm :

+ Điều kiện bên ngoài : không khí, nước, nhiệt độ thích hợp.

+ Điều kiện bên trong : hạt giống tốt, không bị mối mọt, sâu bệnh.

– Muốn cho hạt nảy mầm tốt cần :

Advertisements (Quảng cáo)

+ Cày, cuốc, xếp ải làm cho đất tơi xốp, thoáng.

+ Tưới đủ nước cho đất, nếu bị úng ngập phải tháo nước.

+ Chọn hạt giống tốt không bị sâu bệnh.

Advertisements (Quảng cáo)

+ Gieo hạt đúng thời vụ, khi trời rét cần phủ rơm rạ để chống rét cho hạt.

+ Bảo quản hạt giống tốt sau khi thu hoạch.

Bài 6*. Hãy trình bày tóm tắt sự thống nhất giữa chức năng và cấu tạo của các bộ phận, cơ quan của cây có hoa.

Lời giảỉ:

Có thể trình bày tóm tắt sự thống nhất giữa chức năng và cấu tạo của các bộ phận, cơ quan của cây có hoa trong bảng sau:

Bộ phận

Chức năng chính

Đặc điểm cấu tạo phù hợp

Cơ quan sinh dưỡng

Rễ

Hút và hấp thụ nước, muối khoáng.

Lông hút là tế bào biểu bì kéo dài có chức năng hút nước và muối khoáng hoà tan rồi chuyển qua vỏ tới mạch gỗ đi lên các bộ phận của cây.

Thân

– Vận chuyển nước và muối khoáng hoà tan.

– Vận chuyển chất hữu cơ.

–     Vận chuyển từ rễ lên thân nhờ mạch gỗ.

–    Chất hữu cơ do lá chế tạo được vận chuyển đến các bộ phận khác của cây nhờ mạch rây.

–   Chế tạo chất hữu cơ.

–     Trao đổi khí và hơi nước.

–     Thịt lá có các tế bào chứa chất diệp lục ; biểu bì có lỗ khí.

–     Gân lá có các mạch làm nhiệm vụ vận chuyển chất hữu cơ.

Cơ quan sinh sản

Hoa

Sinh sản (thụ phấn, thụ tinh).

–    Nhị và nhuỵ là bộ phận sinh sản chủ yếu (chứa các tế bào sinh dục).

–    Bao hoa làm nhiệm vụ bảo vệ và thu hút động vật.

–    Cấu tạo của hoa phù hợp với thụ phấn nhờ động vật, nhờ gió.

Quả

–    Bảo vệ hạt.

–     Góp phần phát tán hạt.

–    Có các lớp vỏ quả.

–    Có cấu tạo thích nghi với sự phát tán nhờ động vật, nhờ gió.

Hạt

–    Bảo vệ phôi.

–    Nảy mầm thành cây mới.

–    Vỏ hạt bảo vệ phôi.

–    Phôi có đủ bộ phận để phát triển thành cây mới (lá mẩm, chồi mầm, thân mầm, rễ mầm).

–      Lá mầm hoặc phôi nhũ chứa chất dinh dưỡng nuôi phôi.

Bài 7 . Hãy trình bày những đặc điểm thích nghi của cây xanh trong các môi trường sống khác nhau: môi trường nước, môi trường cạn, sa mạc, bãi lầy ven biển.

Có thế trình bày tóm tắt những đặc điểm thích nghi của cây xanh trong các môi trường sống khác nhau trong bảng sau :

STT

Môi trường và đặc điểm môi trường

Đặc điểm thích nghi của cây xanh

1

Môi trường nước

–    Rễ không có lông hút.

–    Thân, cuống lá mềm xốp (dự trữ khí).

–     Lá trải rộng (trên mặt nước) ; chia thành những thuỳ nhỏ (lá chìm trong nước).

2

Môi trường cạn

–     Đất khô hạn, nắng, gió nhiều (trên đồi trống).

–    Đất có độ ẩm cao, râm mát (trong rừng rậm, trong thung lũng).

–    Rễ ăn sâu hoặc lan rộng nhung nông. Thân thấp, phân cành nhiều. Lá có lông hoặc có sáp phủ ngoài.

–     Rễ phát triển bình thường. Thân vươn cao, các cành cây tập trung ở ngọn.

3

Sa mạc

Khô hạn, ban ngày rất nóng, ban đêm rất lạnh.

–    Rễ rất dài, ăn sâu hoặc lan rộng và nông (các loại cỏ thấp).

–   Thân thường mọng nước (các loại xương rồng).

–     Lá rất nhỏ hoặc biến thành gai (các cây bụi gai, xương rồng).

4

Bãi lầy ven biển

Ngập thuỷ triều, đất chặt, thiếu ôxi

–    Hệ rễ phát triển : rễ chống, rễ hô hấp.

–     Hạt nảy mầm ngay trên cây mẹ giúp hạt phát triển trong điều kiện đất ngập nước thuỷ triều (đước, vẹt).

Advertisements (Quảng cáo)