Trang Chủ Sách bài tập lớp 6 SBT Sinh 6

Bài 1, 2, 3, 4 trang 45 SBT Sinh 6: Hình thức sinh sản sinh dưỡng do người có ý nghĩa gì ?

Chương V Sinh sản sinh dưỡng Sách bài tập Sinh học 6.Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 45 Sách bài tập Sinh học 6. Câu 1: Em hãy kể tên và cho ví dụ về một số hình thức sinh sản sinh dưỡng trong tự nhiên…

Bài 1. Em hãy kể tên và cho ví dụ về một số hình thức sinh sản sinh dưỡng trong tự nhiên. Hình thức sinh sản sinh dưỡng trong tự nhiên có ý nghĩa gì ?

– Một số hình thức sinh sản sinh dưỡng trong tự nhiên :

STT

Cách sinh sản

Ví dụ

1

Sinh sản sinh dưỡng bằng thân bò

Rau má, dâu tây…

2

Sinh sản sinh dưỡng bằng thân rễ

Cây riềng, gừng…

3

Sinh sản sinh dưỡng bằng thân củ

Khoai tây

4

Sinh sản sinh dưỡng bằng rễ củ

Khoai lang

5

Sinh sản sinh dưỡng bằng lá

Thuốc bỏng, sống đời…

– Ý nghĩa : Giúp bảo tồn nòi giống trong điều kiện khó khăn khi sinh sản hữu tính không thực hiện được.

Bài 2. Em hãy kể tên và cho ví dụ về một số hình thức sinh sản sinh dưỡng do người. Hình thức sinh sản sinh dưỡng do người có ý nghĩa gì ?

– Một số hình thức sinh sản sinh dưỡng do người :

STT

Cách sinh sản

Ví dụ

1

Sinh sản sinh dưỡng bằng giâm cành

Mía, sắn, khoai lang…

2

Sinh sản sinh đưởng bàng chiết cành

Hồng xiêm, cam, bưởi, chanh…

3

Sinh sản sinh dưỡng bằng ghép cây

Cam, bưởi, chanh…

4

Sinh sản sinh dường bằng nhân giống vô tính trong ống nghiệm

Thuốc lá, chuối, phong lan…

–     Ý nghĩa :

+ Giúp nhân giống cây nhanh.

Advertisements (Quảng cáo)

+ Nhanh ra nhiều hoa, quả.

+ Duy trì những ưu điểm của cây mẹ.

+ Kết hợp được nhiều đặc tính mong muốn từ các giống khác nhau (ghép cây).

Bài 3*. Muốn củ khoai lang không bị mọc mầm thì phải cất giữ như thế nào ? Em hãy cho biết trên thực tế người ta trồng khoai lang bằng cách nào. Tại sao không trồng bằng củ ?

Advertisements (Quảng cáo)

– Muốn củ khoai lang không bị mọc mầm cần bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát.

– Trên thực tế người ta thường trồng khoai lang bằng dây : Sau khi thu hoạch củ, dây khoai lang được thu lại, chọn những dây bánh tẻ (không non, không già) cắt thành từng đoạn ngắn rồi giâm các đoạn đó xuống luống đất đã chuẩn bị từ trước.

– Để tiết kiệm và có thời gian thu hoạch ngắn, người ta không trồng khoai lang bằng củ.

Bài 4. Giâm cành và chiết cành khác nhau cơ bản ở điểm nào ? Con người thường chiết cành, giâm cành với những nhóm cây nào ?

– Điểm khác nhau cơ bản giữa giâm cành và chiết cành :

+ Giâm cành là tách một đoạn thân hay một đoạn cành của cây mẹ cắm xuống đất cho ra rễ để phát triển thành một cây mới.

+ Chiết cành là tạo điều kiện để cành chiết ra rễ từ trên cây mẹ rồi mới tách khỏi cây mẹ đem trồng thành cây mới.

– Con người thường chiết cành, giâm cành với những nhóm cây có đặc điểm khác nhau :

+ Thường giâm cành với những loại cây mà cành có khả năng ra rễ phụ nhanh, ví dụ : khoai lang, rau muống, sắn, dâu tằm, mía…

+ Những cây thường được trồng bằng cách chiết cành : cam, chanh, bưởi, hồng xiêm, nhãn… những cây này rất chậm ra rễ phụ.

Advertisements (Quảng cáo)