Trang Chủ Sách bài tập lớp 6 SBT Lịch sử 6

Giải bài tập trang 22,23,24 trang SBT Lịch sử 6: Thời nguyên thủy trên đất nước ta

Bài 8: Thời nguyên thủy trên đất nước ta – SBT Sử lớp 6. Giải bài 1,2,3,4,5,6,7 trang 22,23,24 SBT Lịch sử 6. Dấu tích của Người tối cổ tìm thấy trên đất nước ta là…?; Dấu tích Người tối cổ được tìm thấy trên đất nước ta có niên đại cách ngày nay khoảng…?

Bài 1. Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước ý trả lời đúng.

1. Dấu tích của Người tối cổ tìm thấy trên đất nước ta là

A. bộ xương hoá thạch.

B. răng và những công cụ đá ghè đẽo thô sơ.

C. một số xương và công cụ bằng đá.

D. mộ táng của Người tối cổ.

2. Dấu tích Người tối cổ được tìm thấy trên đất nước ta có niên đại cách ngày nay khoảng

A. 50 – 40 vạn năm.

B. 40 – 30 vạn năm.

C. 30 – 20 vạn năm.

D. 20 – 10 vạn năm.

3. Trên đất nước ta, Người tối cổ chuyển biến thành Người tinh khôn vào khoảng thời gian

A. 6 – 5 vạn năm trước đây.                   B. 5 – 4 vạn năm trước đây.

C. 4 – 3 vạn năm trước đây.                   D. 3 – 2 vạn năm trước đây.

4.  Công cụ chủ yếu của Người tối cổ là

A. những hòn đá, mảnh đá trong tự nhiên được ghè đẽo thô sơ.

Advertisements (Quảng cáo)

B.  đá được ghè đẽo cẩn thận.

C. những mẩu tre, gỗ, xương thú.

D. những công cụ được làm bằng kim loại.

5. Những công cụ đá chủ yếu của Người tinh khôn trên đất nước ta trong giai đoạn đầu có đặc điểm là

A. chưa được ghè đẽo.

B. được ghè đẽo thô sơ.

C. được ghè đẽo thô sơ, có hình thù rõ ràng.

D. được ghè đẽo và mài lưỡi cho sắc.

1

2

3

4

5

B

B

D

A

c

Bài tập 2. Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô trống trước các câu sau.

Advertisements (Quảng cáo)

1.  Người tối cổ đã biết sử dụng công cụ đá được ghè đẽo thô sơ để tìm kiếm thức ăn.

2.  Dấu tích của Người tinh khôn được tìm thấy ở các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn).

3.  Người tinh khôn đã biết sử dụng công cụ bằng đồng.

4.  Người nguyên thuỷ sinh sống chủ yếu trong các hang động, mái đá.

5.  Người nguyên thuỷ đã biết làm nhà sàn để ở.

Đ : 1, 4 ;

S : 2, 3, 5.

Bài tập 3. Hãy nối ô bên trái với ô bên phải cho phù hợp.

a) Công cụ đá ghè đẽo thô sơ 1. Người tối cổ
b)Những chiếc rìu bằng hòn cuội, được ghè đẽo thô sơ
c)  Nhiều mảnh đá ghè mỏng2. Người tinh khôn
d)  Công cụ đá được mài ở lưỡi cho sắc 2. Người tinh khôn
e)  Công cụ bằng xương, bằng sừng
g) Đổ gốm và lưỡi cuốc đá

Nối: 1 với a, c ;

       2 với b, d, e, g

Bài tập 4. Ở Việt Nam có những điều kiện tự nhiên thuận lợi như thế nào cho người nguyên thuỷ tồn tại và phát triển ?

–  Vùng rừng núi rậm rạp, với nhiều hang động, mái đá, nhiều sông suối, có vùng ven biển dài.

– Khí hậu hai mùa nóng lạnh, thuận lợi cho cuộc sống của cỏ cây, muông thú và con người.

Bài 5

Thời gian

Địa điểm phát hiện dấu tích

Công cụ

Khoảng 40 – 30 vạn năm

Khoảng 3 – 2 vạn năm

Khoảng 12 000 đến 4000 năm

Thời gian

Địa điểm phát hiện dấu tích

Công cụ

Khoảng 40 – 30 vạn năm

 Núi Đọ, núi Quan Yên (Thanh Hoá), Xuân Lộc (Đổng Nai).

 Công cụ đá ghè đẽo thô sơ, nhiéu mảnh đá ghè mỏng.

Khoảng 3 – 2 vạn năm

 Mái đá Ngườm (Thái Nguyên), Sơn Vi (Phú Thọ) và nhiều nơi thuộc Lai Châu, Sơn La, Bắc Giang, Thanh Hoá, Nghệ An.

 Công cụ là những chiếc rìu bằng hòn cuội, được ghè đẽo thỏ so, nhưng có hình thù rõ ràng.

Khoảng 12 000 đến 4000 năm

 Hoà Bình, Bắc Sơn (Lạng Sơn), Quỳnh Văn (Nghệ An), Hạ Long (Quảng Ninh).

 Công cụ đá được mài ở lưỡi cho sắc như rìu ngắn, rìu có vai. Ngoài ra còn một số công cụ bằng xương, sừng, đồ gốm.

Bài tập 6. Rìu mài lưỡi tiến bộ hơn so với rìu ghè đẽo như thế nào?

Rìu mài lưỡi sắc hơn so với rìu chỉ được ghè đẽo thô sơ, vì vậy khi sử dụng chắc chắn hiệu quả sẽ cao hơn.

Bài 7. Người nguyên thuỷ cải tiến dần trong chế tác công cụ có ý nghĩa như thế nào ?

Làm tăng năng suất lao động, tăng thêm nguồn thức ăn, mở rộng sản xuất, từng bước nâng cao cuộc sống.

Advertisements (Quảng cáo)