Trang Chủ Bài tập SGK lớp 6 Soạn văn lớp 6

Soạn bài Thầy bói xem voi – Bài 10 trang 101 Văn lớp 6: Truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi cho ta bài học gì ?

Soạn bài Thầy bói xem voi – Bài 10 trang 101 SGK Ngữ văn 6 tập 1. Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 trang 103 SGK Văn lớp 6. Câu 3: Truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi cho ta bài học gì ? Muốn hiểu đúng và đầy đủ bất cứ một sự vật, sự việc gì, chúng ta cần phả xem xét, nhận xét, đánh giá một cách thận trọng, …

I. Đọc – hiểu văn bản:

Câu 1: Hãy nêu cách thầy bói xem voi và phán về voi. Thái độ của các thầy bói khi phán như thế nào?

*Các cách thầy bói xem voi và phán về voi:

Cách xem voi của năm ông thầy là dùng tay để sờ vì mắt các thầy đều mù. Mỗi thầy chỉ sờ được một bộ phận của voi (vòi, ngà, tai, chân, đuôi), sờ được bộ phận nào thì phán hình thù con voi như thể (như con đỉa, như cái đòn càn, như cái quạt, như cái cột nhà, như cái chổi sể cùn), tưởng đó là toàn bộ con voi.

*Thái độ của năm ông thầy bói khi phán về voi:

– Cả năm ông thầy bói đều phán sai về voi nhưng ai cũng khẳng định chỉ có mình là đúng và phủ nhận ý kiến của người khác. Cách phán này mang tính chủ quan, sai lầm.

Advertisements (Quảng cáo)

– Năm ông không ai chịu nhường ai thành ra xô xát.

Câu 2: Năm thầy bói đều đã được sờ voi thật và mỗi thầy cũng đã nói được một bộ phận của voi, nhưng không thầy nào nói đúng về con vật này. Sai lầm của họ là ở chỗ nào?

Năm thầy bói đều đã được sờ voi thật và mỗi thầy cũng đã nói được một bộ phận của voi, nhưng không thầy nào nói đúng về con vật này. Sai lầm của họ là ở chỗ mỗi thầy chỉ sờ được một bộ phận của voi mà đã tưởng là sờ được toàn bộ con voi . Cả năm thầy đều có cách xem phiến diện: sờ một bộ phận nhưng đã nói cả con voi => dùng một bộ phận để nói cái toàn thể nhưng cái bộ phận ở đây lại không thể nói cho cái toàn thể.

Câu 3: Truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi” cho ta bài học:

Advertisements (Quảng cáo)

– Muốn hiểu đúng và đầy đủ bất cứ một sự vật, sự việc gì, chúng ta cần phả xem xét, nhận xét, đánh giá một cách thận trọng, toàn diện, tổng hợp ý kiến của nhiều người. Chỉ có như vậy mới tránh được các sai lầm như những thầy bói trong truyện.

– Phải có cách xem xét sự vật phù hợp với sự vật đó và phù hợp với mục đích xem xét.

II. LUYỆN TẬP:

Kể một số ví dụ của em hoặc của bạn em đã nhận định, đánh giá sự vật hay con người một cách sai làm như kiểu “Thầy bói xem voi” và hậu quả của nó:

VD: Bạn em rất hay đem ra so sánh sự giàu – nghèo của hai bạn cùng lớp.

+, Bạn A: ăn mặc sành điệu, nóng tính, hay mắng chửi người khác => con nhà giàu và bướng.

+, Bạn B: ăn mặc bình thường, nhẹ nhàng, hiền dịu => con nhà nghèo và hiền.

Nhưng sự thật không phải như vậy bạn A lại sinh ra trong một gia đình nghèo, do bố bạn bị bắt đi tù nên bạn mới như vậy.

Advertisements (Quảng cáo)