Trang Chủ Bài tập SGK lớp 6 Soạn văn lớp 6

Soạn bài Sọ Dừa – Bài 5 trang 49 Văn lớp 6: Sự tài giỏi của Sọ Dừa thể hiện qua những chi tiết nào ?

Soạn bài Sọ Dừa Bài 5 trang 49 SGK Ngữ văn 6 tập 1. Thực hiện các câu hỏi ở phần ĐỌc hiểu Văn bản và phần Luyện tập trang 54 SGK Văn lớp 6. Câu 2: Sự tài giỏi của Sọ Dừa thể hiện qua những chi tiết nào ?  Sự tài giỏi của Sọ Dừa thể hiện qua những chi tiết: chăn bò giỏi, thổi sáo hay, tự tin vào bản thân chắc chắn sẽ lấy được nàng út, …

I. Đọc – hiểu văn bản:

Câu 1: Sự ra đời của Sọ Dừa có gì khác thường? Kể về sự ra đời của Sọ Dừa như vậy, nhân dân muốn thể hiện điều gì và muốn chú ý đến những con người như thế nào trong xã hội xưa?

*Sọ Dừa được ra đời một cách rất khác thường đó là bà mẹ vào rừng hái củi, khát nước quá bà đã uống cạn nước mưa trong một cái sọ dừa. Vậy là bà thụ thai và đẻ ra Sọ Dừa. Hình dạng Sọ Dừa khác thường, dị dạng không chân, không tay, tròn như một quả dừa chỉ “lăn lông lốc trong nhà, chẳng làm được việc gì”.

*Sọ Dừa thuộc kiểu nhân vật mang lốt xấu xí giống như truyện “Lấy vợ Cóc”, “Lấy chồng Dê”…. Nhân dân ta muốn thể hiện sự quan tâm, thương cảm đến những số phận thấp hèn, đau khổ chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội.

Câu 2: Sự tài giỏi của Sọ Dừa thể hiện qua những chi tiết nào? Em có nhận xét gì về quan hệ giữa hình dạng bên ngoài và phẩm chất bên trong của nhân vật?

*Sự tài giỏi của Sọ Dừa thể hiện qua những chi tiết: chăn bò giỏi, thổi sáo hay, tự tin vào bản thân chắc chắn sẽ lấy được nàng út, lo đủ sính lễ cưới vợ (một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm), thông minh, học giỏi, đỗ trạng nguyên, liệu trước được sự việc.

*Sự đối lập giữa bề ngoài dị dạng và vẻ đẹp, phẩm chất bên trong thể hiện ước mơ của nhân dân về sự đổi đời và đề cao , khẳng định giá trị chân chính của con người. Đó chính là giá trị tinh thần bên trong. Vì vậy, khi muốn nhận xét hoặc đánh giá ai đó đừng có chỉ nhìn nhận bề ngoài mà hãy đi sâu vào tìm hiểu phẩm chất bên trong mới thấy được vẻ đẹp thật sự.

Advertisements (Quảng cáo)

Câu 3: Tại sao cô út lại bằng lòng lấy Sọ Dừa ? Em có nhận xét gì về nhân vật cô út?

*Cô út yêu và đồng ý lấy Sọ Dừa không phải là chiều theo ý cha bởi chính cha cô vì không muốn cho lấy nên mới đặt ra nhiều lễ vật quý giá như vậy nhưng cũng không phải vì hai cô chị nhường mà cô yêu Sọ Dừa thật sự. Đó là tình yêu và cũng là lòng thương người cho nên cô mới phát hiện ra Sọ Dừa không xấu xí như vẻ bề ngoài.

*Nhận xét về cô út: Cô út là người giàu lòng nhân hậu, biết yêu thương, thông minh, biết sẻ chia và rất giàu nghị lực. Cô út như vậy, biết quan tâm người khác thì sẽ được đền đáp xứng đáng và được mọi người yêu thương hết mực.

Advertisements (Quảng cáo)

Câu 4: Trong truyện. Sọ Dừa có hình dạng xấu xí nhưng cuối cùng đã trút bỏ lốt, cùng cô út hưởng hạnh phúc, còn hai cô chị thì phải bỏ nhà trốn đi. Qua kết cục này, em thấy người lao động mơ ước điều gì?

Qua kết cục này, em thấy người lao động mơ ước là người chịu nhiều thiệt thòi, đau khổ sẽ được đổi đời, ước mơ công bằng xã hội. Ngoài ra, những người ăn ở hiền lành sẽ luôn được hạn phúc, sống một cuộc sống ấm no còn kẻ ác tham lam sẽ phải chịu sự trừng phạt thích đáng.

Câu 5: Hãy nêu những ý nghĩa chính của truyện “Sọ Dừa”:

– Truyện đề cao giá trị đích thực, vẻ đẹp bên trong của của con người. Quan tâm đến những những thân phận bất hạnh, tìm ra những phẩm chất tốt đẹp ẩn sau vẻ ngoài xấu xí của họ là những nội dung mang tính nhân văn, đạo lý truyền thống lâu đời của nhân dân ta.

– Đề cao lòng nhân ái đối với người bất hạnh. Có lòng nhân ái sẽ có cuộc sống hạnh phúc.

– Truyện thể hiện ước mơ và niềm tin mãnh liệt về cuộc sống công bằng, tốt đẹp. Đó là mơ ước đổi đời của những thân phận bất hạnh, có ngoại hình xấu xí. Đó là mơ ước về sự công bằng, người nhân ái, tốt bụng sẽ có cuộc sống tốt đẹp còn những kẻ hay ghen ghét, độc ác thì sẽ chịu sự trừng phạt thích đáng.

II. LUYỆN TẬP:

1. Đọc thêm.

2. Kể diễn cảm truyện Sọ Dừa.

Advertisements (Quảng cáo)