1. Đọc đoạn văn sau đây:
Tả lại bằng miệng quang cảnh lớp học trong “Buổi học cuối cùng”
Các em tả theo gợi ý sau:
– Thầy chuyển sang giờ học gì? (tập viết). Thầy Ha-men làm gì?(tờ mẫu mới tinh, trên viết chữ thật đẹp: Pháp, An-dát). Học sinh của thầy làm gì? (chăm chú)
– Không khí lớp học lúc ý như thế nào? (im phăng phắc).
– Âm thanh, tiếng động nào đáng chú ý? (tiếng bút sột soạt, con bọ dừa bay vào…)
2. Tả lại hình ảnh thầy giáo Ha-men:
Advertisements (Quảng cáo)
– Thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng là một người thầy nhẹ nhàng, tình cảm và luôn luôn dạy học trò phải biết giữ gìn tiếng Pháp.
– Thấy mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và đội cái mũ tròn bằng lụa đen thêu.
– Giọng nói của thầy khác hẳn mọi khi: nhẹ nhàng và tình cảm. Khi Phrăng đến muộn và không thuộc bài, thầy không trách mắng như mọi lần mà thầy dịu dàng, từ tốn nhắc nhở.
– Nét mặt, lời nói và hành động của thầy vào cuối buổi học: Thầy nghẹn ngào không nói nên lời, dằn mạnh hết sức viết: “Nước Pháp muôn năm”. Rồi thầy không nói gì nữa, đầu đứng tựa vào tường…
Advertisements (Quảng cáo)
3. Lập dàn ý tả về cô giáo của mẹ:
– Tâm trạng:
+, Mẹ: bồi hồi, hồi hộp
+, Cô giáo: ngỡ ngàng, chưa nhận ra.
– Cảnh nhà cô sau 5 năm: vẫn thế không có gì thay đổi mấy, chỉ thêm là những tấm hình cô chụp với các học trò đã nhiều hơn xưa.
– Nhận ra học trò cũ: cô xúc động và vui mừng. Lời nói của cô vẫn ấm áp và nhẹ nhàng.
– Câu chuyện hàn huyên cô tỏ ra ngỡ ngàng vì vẫn có nhiều bạn vẫn nhớ đến bài giảng của cô và cả những lần cô phạt.
– Câu nói làm em nhớ nhất là: Cô nhớ các em lắm, chỉ mong các em luôn thành công và luôn vui vẻ.
– Phút chia tay: không muốn rời, bịn rịn.