Trang Chủ Bài tập SGK lớp 6 Soạn văn lớp 6

Soạn bài Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ – Bài 29 Văn 6 trang 129: Trong số những câu dưới đây, câu nào viết sai ? Vì sao ?

Soạn bài Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ – Bài 29 trang 129. Trả lời các câu hỏi phần I – III trang 129, 130 SGK Văn lớp 6. Câu 2: Trong số những câu dưới đây, câu nào viết sai ? Vì sao ? CN: Kết quả của năm học đầu tiên ở trường Trung học cơ sở …

I. Câu thiếu chủ ngữ.

1. Tìm chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu sau:

a. Qua truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” cho thấy Dế Mèn biết phục thiện.

CN: không có

VN: Dế Mèn biết phục thiện.

b. Qua truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí”, em thấy Dế Mèn biết phục thiện.

CN: Em

VN: thấy Dế Mèn biết phục thiện.

2. Chữa lại câu viết sai.

Truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” cho ta thấy Dế Mèn biết phục thiện.

II. Câu thiếu vị ngữ:

1. Tìm chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu dưới đây:

a. Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù.

CN: Thánh Gióng.

VN: cưỡi ngựa sắt, …vào quân thù.

b. Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù.

CN: Hình ảnh…quân thù

VN: không có.

c. Bạn Lan, người học giỏi nhất lớp 6A.

CN: Bạn Lan

Phụ chủ ngữ: người học giỏi nhất lớp 6A.

VN: không có.

Advertisements (Quảng cáo)

d. Bạn Lan là người học giỏi nhất lớp 6A.

CN: Bạn Lan.

VN: là người học giỏi nhất lớp 6A.

2. Chữa câu viết sai:

b. Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù đã để lại trong em nhiều sự kính phục.

c. Bạn Lan, người học giỏi nhất lớp 6A là bạn thân của em.

III. LUYỆN TẬP:

1. Đặt câu hỏi xem những câu dưới đây có thiếu chủ ngữ, vị ngữ không?

a. Câu xác định chủ ngữ: Ai? (bác Tai, …cậu Tay).

xác định vị ngữ: Như thế nào? (không làm gì nữa).

=> Câu đủ CN, VN.

b. Con gì? (hổ).

Làm gì? (đẻ)

Advertisements (Quảng cáo)

=> Câu đủ CN, VN.

c. Ai? (bác tiều).

Làm sao? (già rồi chết).

=> Câu đủ CN, VN.

2. Trong số những câu dưới đây, câu nào viết sai?

a. CN: Kết quả của năm học đầu tiên ở trường Trung học cơ sở

VN: đã động viên em rất nhiều.

=> Câu đủ thành phần chủ ngữ, vị ngữ.

b. CN: không có

VN: đã động viên em rất nhiều.

=> Câu thiếu CN.

c.  CN: Những câu chuyện dân gian mà chúng tôi thích nghe kể.

VN: không có.

=> Câu thiếu VN.

d. CN: Chúng tôi

VN: thích nghe kể những câu chuyện dân gian.

=> Câu đủ CN, VN.

3. Điền những chủ ngữ thích hợp vào chỗ trống:

a. Chúng tôi bắt đầu học hát.

b. Chim họa mi hót líu lo.

c. Hoa hồng đua nhau nở rộ.

d. Cả lớp cười đùa vui vẻ.

4. Điền vị ngữ thích hợp vào chỗ trống:

a. …Hoa học rất giỏi.

b. …Dế Mèn đã vô cùng hối hận.

c. …mặt trời bừng lên thật đẹp.

d. …chúng tôi đã đi du lịch cùng nhau.

5. Chuyển hai câu ghép thành hai câu đơn:

a. – Hổ đực mừng rỡ đừa giỡn với con

– Hổ cái nằm phục xuống, dáng mỏi mệt lắm.

b. – Mấy hôm nọ, trời mưa lớn.

– Trên những ao hồ quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông.

c. – Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước.

– Trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

Advertisements (Quảng cáo)