Trả lời câu hỏi Khởi động, khám phá, luyện tập vận dụng trang 28, 29, 30 SGK GDCD 6 Chân trời sáng tạo
Khởi động
Em hãy đọc câu ca dao sau và trả lời câu hỏi.
Con ơi mẹ dặn câu này
Sông sau chớ lội, đò đầy chớ qua. (Ca dao)
Qua câu ca dao trên, người mẹ muốn khuyên dặn con mình điều gì?
Qua câu ca dao người mẹ muốn khuyên con: khi gặp sông sâu chớ có lội qua sẽ gặp nguy hiểm, đò đầy người thì đừng cố lên vì như vậy đò dễ bị chìm.
Khám phá 1 trang 28 SGK GDCD 6 Chân trời sáng tạo
Trả lời câu hỏi phần khám phá trang 28 SGK GDCD 6 CTST
Em hãy quan sát những hình ảnh sau và trả lời câu hỏi:
Đâu là những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra xung quanh em và cho biết hậu quả của những tình huống nguy hiểm đó?
Thảo luận cách ứng phó với tình huống nguy hiểm trên.
Em hiểu thế nào là tình huống nguy hiểm?
1. Những tình huống nguy hiểm và hậu quả có thể xảy ra là:
– Khi trời mưa có sấm sét, trú mưa dưới gốc cây to rất nguy hiểm, vì gốc cây to dễ bị nhiễm điện do sấm sét, nguy cơ bị điện giật rất cao.
– Đi bơi một mình, có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu gặp sự cố không mong muốn lúc bơi.
– Khi đi 1 mình nơi vắng người, có thể sẽ gặp người lạ và sẽ bắt cóc, bị lừa chiếm đoạt tài sản hay xâm hại tình dục…
– Đến trường bị các bạn trêu đùa và dần dần sẽ bị trầm cảm và ảnh hưởng xấu đến tinh thần.
2. Cách ứng phó với các tình huống nguy hiểm trên:
– Khi đi đường gặp mưa to, không nên trú mưa dưới gốc cây to hoặc đi ô có cán sắt, hãy ghé vào nhà bên đường để trú mưa hoặc trú dưới mái hiên đợi tạnh mưa rồi đi tiếp.
– Không nên đi bơi một mình, hãy tập bơi ở bể bơi có huấn luyện viên, thầy giáo hoặc có người lớn dạy bơi.
– Không nên đi đường 1 mình, hãy rủ bạn bè đi cùng hoặc đi cùng bố mẹ, người lớn để được bảo vệ; tránh tiếp xúc, nhận đồ từ người lạ không quen biết, người có ý đồ xấu.
– Đến lớp hòa đồng với bạn bè, nếu bị bắt nạt phải báo với thầy cô.
3. Tình huống nguy hiểm là: những sự việc bất ngờ xảy ra, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, gây thiệt hại về tài sản, môi trường cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội.
Khám phá 2
Đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi
Câu 1
Minh là một học sinh lớp 6A3. Bạn ấy khá hài hước nhưng hay đùa giỡn quá mức với bạn bè. Lần nào xếp hàng di chuyển lên cầu thang vào lớp, Minh cũng xô đẩy các bạn, kể cả với những bạn nữ.
– Nếu là bạn học cùng lớp với Minh, em sẽ làm gì để bản thân và các bạn trong lớp không gặp nguy hiểm từ sự đùa nghịch của Minh?
Nếu là bạn học cùng lớp với Minh em sẽ khuyên Minh không nên xô đẩy, đùa nghịch như vậy, vì hành động xô đẩy có thể làm các bạn bị ngã, gây nguy hiểm cho các bạn.
Câu 2
Vào giờ chơi, Nam rủ một nhóm bạn trong lớp cùng ném vào tổ ong trên cành cây của khu vườn sát bên bờ rào của trường.
– Hành động của Nam và cách bạn có thể dẫn đến những hậu quả gì?
Advertisements (Quảng cáo)
– Nếu em là một trong những bạn được Nam rủ, em sẽ xử lí tình huống này như thế nào?
Hành động của Nam và các bạn có thể dẫn đến hậu quả là: bị ong đốt, nguy hiểm đến sức khỏe.
– Nếu em là một trong những bạn được Nam rủ, em sẽ không tham gia cùng Nam và em sẽ ngăn cản các bạn không nên chọc phá tổ ong.
Trả lời câu hỏi Khám phá 3 trang 29 SGK GDCD 6
Em hãy sắp xếp các bước ứng phó với tình huống nguy hiểm:
Chọn phương án ứng phó hiệu quả
– Liệt kê các bước ứng phó
– Nhận diện tình huống nguy hiểm
– Bình tĩnh suy nghĩ
Sắp xếp các bước ứng phó với tình huống nguy hiểm?
1. Nhận diện tình huống nguy hiểm.
2. Bình tĩnh suy nghĩ.
3. Liệt kê các cách ứng phó.
4. Chọn phương án ứng phó hiệu quả.
Luyện tập 1 trang 30 GDCD 6 Chân trời sáng tạo
Em hãy nêu cách ứng phó với một số tình huống giả định dưới đây:
– Nhận được thư đe dọa từ người lạ
– Phát hiện người lạ đi theo mình trên đoạn đường vắng
– Phát hiện mình có thể nguy hiểm vì người lạ trong thang máy có dấu hiệu đáng ngờ.
Một số cách ứng phó với một số tình huống giả định sau:
Advertisements (Quảng cáo)
– Nhận được thư đe dọa từ một người lạ:
=> Báo ngay với người lớn trong gia đình biết và báo cáo với công an về bức thư đe dọa đó, để pháp luật xử lý.
– Phát hiện có người lạ đi theo mình trên đoạn đường vắng:
=> Nếu có điện thoại thì gọi điện thoại người thân biết mình đang ở đâu và trong thời gian đó tìm kiếm cách đi ra đoạn đường khác đông người để nhận được sự giúp đỡ từ mọi người. Nếu không có điện thoại thì hãy chạy thật nhanh đến nơi đông người, cầu cứu sự giúp đỡ của người dân.
– Phát hiện mình có thể gặp nguy hiểm vì người lạ trong thang máy có dấu hiệu đáng ngờ:
=> Nếu mang theo điện thoại bạn hãy liên lạc với bên ngoài, gọi cho người thân, bạn bè, đội cứu hộ… để được giải cứu nhanh nhất có thể; Nếu trong thang máy không có sóng điện thoại hoặc không mang theo điện thoại, bạn hãy tìm cách tạo ra tiếng động để khiến người bên ngoài chú ý tới và tìm cách giải cứu.
Giải câu hỏi Luyện tập 2
Câu 1
Em hãy sắm vai tập giải quyết các tình huống sau:
Tình huống 1: Linh và Tùng đi xe đạp trên đường về nhà thì bất ngờ gặp một trận mưa to kèm theo sét. Hai bạn đang loay hoay tìm chỗ trú thì nhìn thấy trước mặt có một gốc cây to, tán lá rộng lớn. Tùng liền bảo Linh: “Tớ có mang theo cái ô to đấy, hay là mình đến gốc cây kia rồi bật lên để trú mưa”.
Tình huống 2: Trên đường đi học về, Mỹ gặp một người lạ, tự xưng là bạn của bố và đề nghị đưa bạn về nhà.
Tình huống 3: Trên đường sang nhà bà ngoại, Hưng đi qua cánh đồng vắng vẻ. Có hai thanh niên đi xe máy từ xa tiến tới, yêu cầu Hưng đưa tất cả đồ đạc cho chúng.
Tình huống 1: Em sẽ nói với Tùng biết những nguy hiểm có thể gặp khi trú mưa dưới gốc cây, dưới gốc cây to khi có mưa và sấm sét nó tích điện nếu trú mưa ở đó dễ bị sét đánh hay điện giật, mình hãy trú mưa vào mái hiên bên đường đợi hết mưa rồi đi tiếp.
Tình huống 2: Em sẽ từ chối và nhờ người xung quanh gọi đến điện thoại bố mẹ để tới đón em.
Tình huống 3: Em sẽ hô to lên cho mọi người xung quanh đến giúp đỡ mình.
Câu 2
Em hãy thảo luận và chia sẻ với các bạn về những tình huống nguy hiểm thường gặp ở trường học, ngoài đường phố, ở nhà và cách ứng phó với chúng.
1. Té, ngã
– Đối với trẻ nhỏ, phải luôn có người lớn chăm sóc bên cạnh khi ăn, ngủ, chơi.
– Lan can, cầu thang phải có rào hoặc thanh bảo vệ, các bậc thềm, cầu thang đủ ánh sáng, dễ đi, không để ẩm ướt, dễ trơn trượt.
– Dạy trẻ không xô đẩy nhau, không leo trèo, không chơi các trò chơi nguy hiểm.
– Hướng dẫn kiến thức về xử trí sơ cứu và phòng ngừa các tai nạn thường gặp cho người chăm sóc trẻ.
2. Đuối nước
– Cần cho trẻ tránh xa những nơi sông nước nguy hiểm. Nếu trẻ đi tắm biển, tắm sông nên mặc áo phao và phải có cha mẹ, người lớn đi cùng.
– Dạy trẻ em biết bơi và giải quyết các tình huống nguy hiểm có thể gặp phải khi tiếp xúc với nước.
– Cần cảnh báo trẻ về những nơi tiềm ẩn nguy cơ đuối nước như sông, suối, ao, hồ, những vùng nước sâu.
Câu hỏi Vận dụng trang 30 GDCD lớp 6 Chân trời sáng tạo
Câu 1. Hãy lên danh sách các vật dụng cần thiết ứng phó với các tình huống nguy hiểm và đề xuất với bố mẹ trang bị cho gia đình (Ví dụ: dụng cụ phòng cháy chữa cháy, tủ thuốc y tế, găng tay làm vườn, ủng, thuốc xịt muỗi…)
Vật dụng cần thiết để ứng phó với các tình huống nguy hiểm và đề xuất với bố mẹ trang bị cho gia đình: Bình xịt cay, dụng cụ phòng cháy, tủ y tế, găng tay làm vườn, ủng, thuốc xịt muỗi…
Câu 2. Sưu tầm các kỹ năng ứng phó với các tình huống nguy hiểm cụ thể. (Ví dụ: động đất, sạt lở núi, đuối nước, cháy nổ…)
1. Ngộ độc thức ăn
– Khi trẻ bị ngộ độc thức ăn, người chăm sóc cần gây nôn cho trẻ và cho trẻ ngừng ăn ngay. Sau đó đưa đến bệnh viện để rửa dạ dày. Cần bổ sung oresol, cho trẻ ăn cháo loãng…
– Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
– Dạy trẻ có thói quen không tự ý ăn hay uống những chất lạ tránh trường hợp ngộ độc xảy ra.
– Không nên cho trẻ ăn các loại nấm lạ vì nhiều loại nấm có thể có độc.
2. Té, ngã
– Đối với trẻ nhỏ, phải luôn có người lớn chăm sóc bên cạnh khi ăn, ngủ, chơi.
– Lan can, cầu thang phải có rào hoặc thanh bảo vệ, các bậc thềm, cầu thang đủ ánh sáng, dễ đi, không để ẩm ướt, dễ trơn trượt.
– Dạy trẻ không xô đẩy nhau, không leo trèo, không chơi các trò chơi nguy hiểm.
– Hướng dẫn kiến thức về xử trí sơ cứu và phòng ngừa các tai nạn thường gặp cho người chăm sóc trẻ.
3. Bỏng
– Để các vật gây bỏng xa tầm tay trẻ, chú ý quan sát trẻ để kịp xử lý khi trẻ bị bỏng.
– Khi trẻ bị bỏng, ngâm phần bị bỏng vào nước lạnh để giảm đau rát.
– Chườm vải hoặc chăn ấm vào vết thương trước sau đó đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
– Chú ý giữ gìn vết thương cho trẻ tránh nhiễm trùng.
4. Tai nạn do hóc sặc, ngạt thở do dị vật đường hô hấp
– Cần chú ý trẻ khi trẻ chơi.
– Để các vật sắc nhọn, vật tròn, vật có nguy cơ gây hóc, sặc ra khỏi tầm với của trẻ.
– Khi trẻ bị hóc, sặc cần lấy dị vật ra. Nếu dị vật khó lấy, cần di chuyển trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
– Hướng dẫn người chăm sóc cách xử lý ban đầu khi trẻ bị hóc, sặc.
5. Đuối nước
– Cần cho trẻ tránh xa những nơi sông nước nguy hiểm. Nếu trẻ đi tắm biển, tắm sông nên mặc áo phao và phải có cha mẹ, người lớn đi cùng.
– Dạy trẻ em biết bơi và giải quyết các tình huống nguy hiểm có thể gặp phải khi tiếp xúc với nước.
– Cần cảnh báo trẻ về những nơi tiềm ẩn nguy cơ đuối nước như sông, suối, ao, hồ, những vùng nước sâu