Trang Chủ Bài tập SGK lớp 6 SGK GDCD lớp 6 - Chân trời sáng tạo

Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình dòng họ trang 5, 6, 7 SGK GDCD lớp 6 CTST

Hướng dẫn trả lời câu hỏi Khởi động, khám phá, luyện tập vận dụng trang 5, 7, 8 SGK Gíao dục công dân lớp 6 Chân trời sáng tạo. Bài 1 Tự hào về truyền thống gia đình dòng họ

Khởi động

Quan sát những hình ảnh dưới đây và cho biết các hình ảnh đó thể hiện những truyền thống nào của gia đình, dòng họ.

Hình ảnh: (trang 5)

Các hình ảnh đó thể hiện những truyền thống nào của gia đình, dòng họ:

Hình 1. Truyền thống hiếu học.

Hình 2. Truyền thống dệt vải.

Hình 3. Truyền thống làm gốm.

Hình 4. Truyền thống yêu nước.

Câu hỏi Khám phá 1

Em hãy đọc các thông tin sau và trả lời câu hỏi:

1. Nam lớn lên trong gia đình có truyền thống hiếu học. Nam tự hào nhất về sự nỗ lực học tập, nói được nhiều ngoại ngữ của bố, trí nhớ về các tác phẩm văn học và sự tự rèn luyện đọc thơ diễn cảm của mẹ. Hôm nay, nhận được giải thưởng thuyết trình xuất sắc nhất bằng tiếng Anh, Nam cám ơn bố mẹ và thầy cô trong niềm hạnh phúc.

2. Chị em Hà sinh ra trong một gia đình còn nhiều khó khăn về kinh tế nhưng bố mẹ luôn yêu thương, dạy bảo hai chị em Hà hết lòng. Không chỉ như vậy, bố mẹ Hà còn luôn sẵn lòng giúp đỡ bà con xóm giềng. Noi gương ông bà, bố mẹ, hai chị em Hà luôn sống chan hoà, đoàn kết, yêu thương và giúp đỡ mọi người. Vì vậy, từ người già đến trẻ nhỏ trong xóm, ai cũng quý mến gia đình Hà.

3. Gia đình Khuê nhiều đời nay đều làm nghề mộc và kinh doanh đồ gỗ. Những sản phẩm bằng gỗ luôn có một sức hút rất lớn đối với Khuê. Khuê thường dành thời gian rảnh rỗi ở xưởng mộc gia đình để học hỏi thêm về nghề của ông cha. Khuê mong sau này sẽ thi đỗ vào ngành điêu khắc để có thể phát huy hơn nữa truyền thống gia đình

Câu 1. Gia đình các bạn Nam, Hà, Khuê có truyền thống gì? Nam, Hà, Khuê tự hào về truyền thống nào của gia đình, dòng họ mình?

Gia đình các bạn Nam, Hà, Khuê có những truyền thống sau:

– Gia đình Nam: truyền thống hiếu học.

– Gia đình Hà: truyền thống yêu thương, giúp đỡ người khác

– Gia đình Khuê: truyền thống làm mộc

Nam, Hà, Khuê tự hào về những truyền thống của gia đình, dòng họ mình, như sau:

– Nam: tự hào nhất về truyền thống hiếu học, sự nỗ lực học tập nói được nhiều ngoại ngữ của bố, trí nhớ về các tác phẩm văn học và sự tự rèn luyện đọc thơ diễn cảm của mẹ.

– Hà: tự hào về truyền thống yêu thương, tấm lòng sống chan hòa, yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ người khác.

– Khuê: tự hào về nghề làm mộc điêu luyện của gia đình mình

Câu 2. Truyền thống gia đình, dòng họ có ý nghĩa như thế nào với Nam, Hà, Khuê?

 Ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ đối với Nam, Hà, Khuê:

– Truyền thống gia đình, dòng họ là niềm tự hào của Nam, Hà, Khuê; đã tạo cho các bạn sự nỗ lực và quyết tâm rất lớn giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ mình.

Advertisements (Quảng cáo)

Câu 3. Các em đã làm gì để phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ mình?

Để phát huy truyền thống gia đình, dòng họ mình các em cần:

– Cố gắng chăm chỉ, học tập tốt

– Luôn tự hào về truyền thống dòng họ mình

– Biết yêu thương, hòa thuận, giúp đỡ những người xung quanh

– Có lối sống giản dị, nỗ lực vượt qua khó khăn.

– Biết ơn tổ tiên, những người đã có công nuôi dạy mình

– Hiếu thảo với ông bà cha mẹ

– Giữ gìn phát huy những truyền thống tốt đẹp của gia đình và của dân tộc.

Khám phá 2

Nêu suy nghĩ của em về câu nói: Những giá trị, truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ sẽ là hành trang vững chắc cho mỗi người khi bước vào đời.

Những suy nghĩ của em về câu nói: “Những giá trị, truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ sẽ là hành trang vững chắc cho mỗi người khi bước vào đời.”

Thật đáng tự hào khi chúng ta được sinh ra trong một gia đình văn hóa, có truyền thống gia đình, dòng họ tốt đẹp. Nó có ý nghĩa rất lớn đối mỗi con người, gia đình là nơi chúng ta được sinh ra và lớn lên, là nơi nuôi dưỡng những tâm hồn đẹp, những giá trị đẹp. Một gia đình có truyền thống sẽ là giá đỡ cho sự phát triển mỗi con người, được ông bà, cha mẹ yêu thương, chăm sóc, được đến trường học văn hóa, được thừa hưởng những giá trị tốt đẹp của gia đình. Một điều chắc chắn rằng khi được sinh ra trong một gia đình có truyền thống gia đình, dòng họ sẽ là hành trang vững chắc cho mỗi người khi bước vào đời

Luyện tập 1 trang 7 SGK GDCD 6 Chân trời sáng tạo

Em hãy đọc và thảo luận những tình huống sau

Tình huống 1: Hoàng là con trai duy nhất trong một gia đình khá giả, làm nghề buôn bán phế liệu ở thị trấn. Công việc của bố mẹ Hoàng có thu nhập cao nhưng vô cùng vất vả. Hoàng không những không giúp đỡ bố mẹ mà còn lười học. Khi được các bạn góp ý, Hoàng còn nói: “Tôi như thế này sao có thể đi thu gom phế liệu được. Sau này, tôi nhất định sẽ không làm cái nghề ấy”

Advertisements (Quảng cáo)

Tình huống 2: Lan là học sinh của lớp 6A1. Ngày chủ nhật của tuần cuối tháng là ngày mà Lan yêu thích nhất. Vì khi đến ngày đó, Lan cùng gia đình tham gia những việc làm thiện nguyện đầy ý nghĩa như: tặng quà cho các cụ già neo đơn; tặng sách vở, quần áo cho trẻ em cơ nhỡ,… Theo kế hoạch của gia đình trong lần tới sẽ đi đến miền Trung để giúp đỡ những gia đình bị tổn thất nhiều do thiên tai.

Tình huống 1

1. Em nhận xét gì về thái độ của Hoàng? Nếu là bạn của Hoàng, em sẽ khuyên Hoàng như thế nào?

– Những thái độ của Hoàng: Hoàng là một người thiếu giá trị trách nhiệm, chưa hiếu thảo còn lười biếng không biết giúp đỡ bố mẹ cho dù công việc rất vất vả.

– Nếu là bạn của Hoàng, em sẽ khuyên Hoàng: không nên nói như vậy vì Hoàng có được cuộc sống như bây giờ cũng nhờ vào nghề buôn phế liệu của gia đình, bố mẹ đã rất vất vả để sinh ra và nuôi Hoàng lớn đến bây giờ. Vì thế bạn nên biết tôn trọng nghề nghiệp của bố mẹ, nhờ nó mà nuôi sống cả gia đình Hoàng.

Tình huống 2

2. Em có suy nghĩ gì về việc làm của bạn Lan cùng gia đình?

Những suy nghĩ của em về việc làm của Lan và gia đình:

Việc làm của Lan và gia đình có ý nghĩa rất lớn cho xã hội, giúp đỡ những bạn nhỏ khó khăn, những mảnh đời bất hạnh, nó góp phần hình thành nên những giá trị yêu thương, “lá lành đùm lá rách” đó cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

Luyện tập 2

– Em hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống: hiếu thảo, hiếu học, yêu nghề

– Chọn một câu ca dao, tục ngữ mà em thích nhất và rút ra ý nghĩa của câu ca dao, tục ngữ ấy?

– Những câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống hiếu thảo, hiếu học, yêu nghề:

1. Câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống hiếu thảo:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

2. Câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống hiếu học:

Muốn sang thì bắc cầu kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.

Đi một ngày đàng học môt sàng khôn.

4. Câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống yêu nghề:

Ruộng bề bề không bằng nghề trong tay

– Câu ca dao, tục ngữ mà em thích nhất: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.

Ý nghĩa của câu ca dao Đi một ngày đàng học một sàng khôn”: Với câu tục ngữ này, ông cha đã mách bảo, khuyên dạy rằng, muốn nên người, muốn hiểu biết nhiều, có kiến thức sâu rộng, am hiểu sự đời, phải lăn lộn với cuộc sống, phải đi nhiều, phải đi đây đi đó để thu lượm, học hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình. Câu ca dao nói lên giá trị cầu thị, luôn phải nỗ lực học những kiến thức mới, làm mới bản thân không nên chìm đắm trong chiến thắng trong quá khứ.

Luyện tập 3

Em hãy xây dựng kịch bản và sắm vai xử lí tình huống sau:

Giang sinh ra trong một gia đình có truyền thống hiếu học, có trình độ học vấn cao, vì vậy bố mẹ muốn Giang trở thành một nhà khoa học. Giang còn đang phân vân thì được bạn khuyên nên làm theo ý mình, chứ sao phải vì gia đình.

– Nếu là Giang em sẽ ứng xử như thế nào với bạn bè?

– Em sẽ làm gì để thể hiện sự tự hào về truyền thống của gia đình em?

– Nếu em là Giang em sẽ ứng xử với bạn bè như sau: Trước tiên em cần phải hiểu và xác định rõ ràng mục tiêu, ước mơ của bản thân. Sau đó, em sẽ kể cho các bạn nghe về truyền thống của gia đình mình, mong các bạn tôn trọng ước mơ của em và truyền thống của gia đình.

– Em sẽ thể hiện sự tự hào về truyền thống gia đình mình bằng cách: Luôn cố gắng, nỗ lực trong học tập và lao động; sống yêu thương, chan hòa với mọi người; hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; kính trọng thầy cô giáo, tự hào và nối dõi truyền thống gia đình, dòng họ mình,…

Vận dụng 1 trang 7 SGK GDCD 6

Em hãy giới thiệu về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ hoặc một gia đình, dòng họ khác mà em biết.

Truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ của em: Gia đình, dòng họ em có truyền thống hiếu học, tôn sự trọng đạo… Ông bà em là cán bộ hưu chí, bố em là kỹ sư ngành công nghệ thông tin, mẹ em là giáo viên tại một trường chuyên. Em rất tự hào về gia đình mình, vì vậy em luôn xác định mục tiêu, xác định ước mơ của mình rõ ràng, luôn cố gắng nỗ lực thực hiện ước mơ và nối dõi truyền thống của gia đình mình, không để ông bà, bố mẹ thất vọng.

Vận dụng 2

Em hãy vẽ một bức tranh nói về ước mơ của em trong tương lai để duy trì, phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.

Ước mơ của em là nối dõi truyền thống hiếu thảo, hiếu học của gia đình mình, ngoài ra gia đình em còn thường xuyên hỗ trợ, quyên góp tiền ủng hộ đồng bào vùng cao.

10 cách vẽ tranh đề tài ngày Tết lễ hội và mùa xuân đơn giản nhất | Ý tưởng vẽ, Lễ hội, Tượng

Advertisements (Quảng cáo)