Trang Chủ Bài tập SGK lớp 6 Lịch sử và Địa lí lớp 6 - Cánh Diều

Giải Địa lí 6 Bài 9: Cấu tạo của Trái Đất. Các mảng kiến tạo. Núi lửa và động đất

Trả lời câu hỏi mục 1, 2, 3, 4 trang 137, 138, 139, 140 Địa lí 6 Cánh Diều. Giải bài 1, 2, 3, 4 phần luyện tập và vận dụng trang SGK Địa lí lớp 6 Cánh Diều. Bài 9. Cấu tạo của Trái Đất. Các mảng kiến tạo. Núi lửa và động đất – Chương 3 Cấu tạo của Trái Đất. Vỏ Trái Đất

1. Cấu tạo của Trái Đất

Đọc thông tin và quan sát hình 9.1, hãy mô tả cấu tạo bên trong của Trái Đất.

Hình 9.1. Các lớp bên trong Trái Đất

Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm có 3 lớp: vỏ Trái Đất, manti (lớp giữa) và lõi Trái Đất.

Vỏ Trái Đất dày từ 5 – 10 km đến khoảng 20km ở đáy đại dương, nhưng dày đến 70 km ở khu vực có các khối núi cao đồ sộ trong lục địa.

Manti (lớp giữa) dày đến 2 900 km bao bọc lõi và chiếm 70% khối lượng Trái Đất, vật chất chủ yếu sắt, ni-ken, si-lic, nhiệt độ từ 1 300C đến trên 2 000C.

Lõi Trái Đất là khối cầu có bán kính 3 400 km, chia thành 2 lớp (lõi trong rắn, lõi ngoài lỏng), nhiệt độ từ 4 0000 C đến 5 0000 C.

2. Các mảng kiến tạo

Quan sát hình 9.3 hãy:
– Xác định bảy mảng kiến tạo lớn trên Trái Đất.
– Xác định ranh giới của hai mảng tách xa nhau và cho biết những mảng nào tách xa nhau.

Hình 9.3. Lược đồ các mảng kiến tạo lớn và các vành đai núi lửa, động đất trên Trái Đất

– Bảy mảng kiến tạo lớn trên Trái Đất là:

+ Mảng Bắc Mỹ

+ Mảng Nam Mỹ

+ Mảng Á – Âu

+ Mảng châu Phi

+ Mảng Nam Cực

+ Mảng Ấn – Úc

Advertisements (Quảng cáo)

+ Mảng Thái Bình Dương.

– Trong bản đồ: xác định ranh giới của hai mảng tách xa nhau là đường màu xanh.

– Các mảng tách xa nhau là:

+ Mảng Bắc Mỹ và mảng Á – Âu

+ Mảng Thái Bình Dương và mảng Nam Cực

+ Mảng châu Phi và mảng Nam Cực

+ Mảng Nam Cực và mảng Ấn – Úc

+ Mảng Nam Mỹ và mảng châu Phi

+ Mảng Á – Âu và mảng Ấn – Úc.

3. Núi lửa và động đất

Hãy xác định sự phân bố của “Vành đai lửa Thái Bình Dương” trên hình 9.3.

Hình 9.3. Lược đồ các mảng kiến tạo lớn và cách vành đai núi lửa, động đất trên Trái Đất

Advertisements (Quảng cáo)

Sự phân bố của “Vành đai lửa Thái Bình Dương: kéo dài từ Niu Di-Lân, qua Nhật Bản, A-lax-ca, trải suốt bờ Tây của Bắc Mỹ và Nam Mỹ.

Hãy xác định các đới động đất trên thế giới ở hình 9.3.

Hình 9.3. Lược đồ các mảng kiến tạo lớn và vành đai núi lửa, động đất trên Trái Đất

Các đới động đất được xác định bằng những vùng màu đỏ:

Luyện tập và vận dụng bài 1, 2, 3, 4 trang 140 SGK Địa lí 6 Cánh Diều

Câu 1. Hãy vẽ hình thể hiện cấu tạo của Trái Đất và mô tả ba lớp cấu tạo của Trái Đất trên hình đó.

Em có thể vẽ theo hình dưới đây:

Câu 2. Vì sao có tên gọi “Vành đai lửa Thái Bình Dương”?

Tên gọi “Vành đai lửa Thái Bình Dương”:

– Do đây là một khu vực thường xuyên xảy ra động đất và núi lửa bao quanh vòng lòng chảo Thái Bình Dương. Nó có hình dạng tương tự như vành móng ngựa và dài khoảng  40 000 km.

– Nó gắn liền với một dãy liên tục các rãnh đại dương, vòng cung quần đảo, các dãy núi lửa và sự chuyển động của các mảng kiến tạo.

– Khoảng 71% trận động đất có cường độ mạnh nhất thế giới diễn ra tại vành đai lửa. Nó đi qua quần đảo Sa-moa, In-đô-nê-xi-a và cả Pê-ru.

Câu 3. Hãy tìm kiếm thông tin trả lời cho câu hỏi: Trước khi núi lửa hoạt động thường có những dấu hiệu nào?.

Những dấu hiệu trước khi núi lửa hoạt động:

– Mực nước giếng thay đổi, nổi bong bóng.

– Động vật hoảng loạn tìm nơi trú ẩn.

Câu 4. Giả sử em đang đi du lịch ở tỉnh Ai-chi (Nhật Bản). Em sẽ làm gì nếu:

– Đang đi ngoài đường thì xảy ra động đất?

– Đang ở trong cửa hàng thì xảy ra động đất?

– Đang ở trong nhà hoặc khách sạn thì xảy ra động đất?

Cách em xử lí khi gặp động đất:

– Đang đi ngoài đường thì tránh xa những vật có thể rơi xuống.

– Đang ở trong cửa hàng thì tìm góc phòng ngồi xuống, tránh cửa kính, che mặt và đầu bằng sách,…

– Đang ở trong nhà hoặc khách sạn thì nên chui xuống gầm bàn.

Advertisements (Quảng cáo)