Mở đầu
Tại sao phải thực hiện các quy định an toàn trong phòng thực hành? Làm thế nào để đo được kích thước, khối lượng, nhiệt độ,… của một vật thể?
Muốn quan sát những vật có kích thước nhỏ và rất nhỏ, chúng ta dùng dụng cụ nào?
Phòng thực hành là nơi chứa các thiết bị, dụng cụ, mẫu vật, hóa chất,… có nhiều nguy cơ mất an toàn cho gióa viên và học sinh nên cần phải thực hiện các quy định an toàn trong phòng thực hành.
Sử dụng các dụng cụ đo để đo kích thước, khối lượng, nhiệt độ,… của một vật thể.
Muốn quan sát những vật kích thước rất nhỏ thì cần dùng dụng cụ phóng to ảnh của vật là kính lúp, kính hiển vi.
Trả lời câu hỏi thảo luận 1
Quan sát hình 3.1 và cho biết những điều phải làm, không được làm trong phòng thực hành. Giải thích.
Những điều phải làm, không được làm trong phòng thực hành:
1. Không ăn, uống, làm mất trật tự trong phòng thực hành.
2. Cặp, túi, ba lô phải để đúng nơi quy định. Đầu tóc gọn gàng, không đi giày, dép cao gót.
3. Sử dụng các dụng cụ bảo hộ (kính bảo vệ mắt, găng tay lấy hoá chất, khẩu trang thí nghiệm, …) khi làm thí nghiệm.
4. Chỉ làm các thí nghiệm, các bài thực hành khi có sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên.
5. Thực hiện đúng nguyên tắc khi sử dụng hoá chất, dụng cụ, thiết bị trong phòng thực hành.
6. Biết cách sử dụng thiết bị chữa cháy có trong phòng thực hành. Thông báo ngay với giáo viên khi gặp các sự cố mất an toàn như hoá chất bắn vào mắt, bỏng hoá chất, bỏng nhiệt, làm vỡ dụng cụ thuỷ tinh, gây đổ hoá chất, cháy nổ, chập điện, …
7. Thu gom hoá chất, rác thải sau khi thực hành và để đúng nơi quy định.
8. Rửa tay thường xuyên trong nước sạch và xà phòng khi tiếp xúc với hoá chất và sau khi kết thúc buổi thực hành.
– Thực hiện những điều này để đảm bảo tính kỷ luật, trật tự khi hoạt động trong phòng thực hành, đảm bảo an toàn cho người trong phòng, giảm thiểu tối đa các hành động nguy hiểm, đe dọa đến an toàn phòng thí nghiệm.
Câu hỏi thảo luận 2 trang 12 SGK KHTN 6
Quan sát các kí hiệu cảnh báo trong hình 3.2 và cho biết ý nghĩa của mỗi kí hiệu.
Chất dễ cháy (a)
Chất ăn mòn (b)
Chất độc môi trường (c)
Chất độc sinh học (d)
Nguy hiểm về điện (e)
Hoá chất độc hại (g)
Chất phóng xạ (h)
Cấm sử dụng nước uống (i)
Cấm lửa (k)
Nơi có bình chữa cháy (l)
Lối thoát hiểm (m)
Câu hỏi thảo luận 3
Tại sao lại dùng kí hiệu cảnh báo thay cho mô tả bằng chữ?
Dùng kí hiệu cảnh báo thay cho mô tả bằng chữ bởi vì mỗi kí hiệu cảnh báo thường có hình dạng và màu sắc rất dễ nhận biết và dễ gây được chú ý.
Câu hỏi thảo luận 4
Gia đình em thường sử dụng dụng cụ đo nào? Kể tên một số dụng cụ đo mà em biết.
Gia đình thường sử dụng dụng cụ đo khối lượng, chiều dài, đo nhiệt độ…
Một số dụng cụ đo mà em biết: thước kẻ, thước dây, đồng hồ, nhiệt kế, cốc, cân đồng hồ.
Thảo luận 5 trang 13 SGK KHTN 6
Advertisements (Quảng cáo)
Em hãy cho biết các dụng cụ trong hình 3.3 dùng để làm gì.
Thước cuộn (a) đo chiều dài
Đồng hồ bấm giây (b) đo thời gian
Lực kế (c) đo lực
Nhiệt kế (d) đo nhiệt độ
Pipette (e) đo thể tích nhỏ
Cốc chia độ (h) đo thể tích
Bình chia độ (Ống đong) (g) đo thể tích
Cân đồng hồ (i) đo khối lượng
Cân điện tử (k) đo khối lượng
Câu hỏi thảo luận 6
Trình bày cách sử dụng bình chia độ để đo thể tích chất lỏng.
Khi cần đo thể tích của chất lỏng bằng bình chia độ hoặc cốc chia độ, em cần thực hiện các bước:
– Ước lượng thể tích chất lỏng cần đo.
– Chọn cốc chia độ phù hợp với thể tích cần đo.
– Đặt cốc chia độ thẳng đứng, cho chất lỏng vào cốc.
– Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mức chất lỏng trong cốc.
– Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mức chất lỏng trong cốc chia độ.
Vận dụng
Em hãy thực hành đo khối lượng và thể tích hòn đá bằng cách sử dụng cân đo và cốc chia độ.
– Đo khối lượng:
Bước 1: Chỉnh cân về 0 (nếu kim chỉ cân bị lệch dù không có vật nặng đè lên).
Bước 2: Đặt hòn đá lên cân.
Bước 3: Đọc chỉ số kim, đó là khối lượng hòn đá.
– Đo thể tích hòn đá
Bước 1: Đổ nước vào cốc, không đổ đầy cốc, Xác định thể tích nước.
Advertisements (Quảng cáo)
Bước 2: Thả hòn đá vào cốc chia độ cho ngập hòn đá và không có bong bóng trong nước.
Bước 3: Xác định thể tích của nước khi có hòn đá.
Bước 4: Thể tích chênh lệch là thể tích hòn đá.
Luyện tập trang 13 KHTN 6 Chân trời sáng tạo
Hoàn thiện quy trình độ bằng cách điền số thứ tự các bước trong bảng sau cho phù hợp:
Câu hỏi thảo luận 7
Khi sử dụng kính lúp thì kích thước của vật thay đổi như thế nào so với khi không sử dụng?
Khi sử dụng kính lúp thì kích thước của vật được phóng to, quan sát được rõ hơn so với khi không sử dụng.
Luyện tập
Em hãy dùng kính lúp đọc các dòng chữ trong sách giáo khoa.
Cầm kính lúp và điều chỉnh khoảng cách giữa kính với sách giáo khoa cho tới khi quan sát rõ các dòng chữ trong sách.
Câu hỏi thảo luận 8
Quan sát hình 3.8, chỉ rõ bộ phận cơ học và quang học trong cấu tạo kính hiển vi quang học.
Bộ phận cơ học: chân kính, thân kính, ống kính, công tắc, ốc điều chỉnh nguồn sáng, mâm kính, đĩa quay gắn các vật kính, ốc sơ cấp, ốc vi cấp.
Bộ phận quang học: gương hội tụ ánh sáng, vật kính, thị kính.
Câu hỏi thảo luận 9
Kính hiển vi quang học có vai trò gì trong nghiên cứu khoa học?
Kính hiển vi quang học có vai trò trong nghiên cứu khoa học: Quan sát các vật thể có kích thước bé mà mắt thường không nhìn thấy được phóng đại 40-3000 lần nhờ một hệ thống các thấu kính thủy tinh.
Giải bài 1 trang 17 KHTN 6 Chân trời sáng tạo
Việc làm nào sau đây được cho là không an toàn trong phòng thực hành?
A. Đeo găng tay khi lấy hoá chất.
B. Tự ý làm các thí nghiệm.
C. Sử dụng kính bảo vệ mắt khi làm thí nghiệm.
D. Rửa tay trước khi ra khỏi phòng thực hành.
Tự ý làm các thí nghiệm sẽ không an toàn trong phòng thực hành do học sinh không có kinh nghiệm thực hành, tự ý thực hiện không theo quy trình dễ gây nguy hiểm về dụng cụ, hóa chất trong phòng.
Chọn B.
Bài 2
Khi gặp sự cố mất an toàn trong phòng thực hành, em cần
A. báo cáo ngay với giáo viên trong phòng thực hành.
B. tự xử lí và không thông báo với giáo viên.
C. nhờ bạn xử lí sự có.
D. tiếp tục làm thí nghiệm.
Khi gặp sự cố mất an toàn trong phòng thực hành, em cần báo cáo ngay với giáo viên trong phòng thực hành để xử lí tình huống nhanh và hợp lí nhất.
Chọn A.
Giải bài 3
Kí hiệu cảnh báo nào sau đây cho biết em đang ở gần vị trí có hoá chất độc hại?
A là Cấm sử dụng nước uống
B là Chất ăn mòn
C là Cấm lửa
D là Hóa chất độc hại
Chọn D.
Giải bài 4 trang 17 SGK Khoa học 6 CTST
Quan sát hình 3.2 (trang 12), em hãy cho biết những kí hiệu cảnh báo nào thuộc
a) kí hiệu chỉ dẫn thực hiện.
b) kí hiệu báo nguy hại do hoá chất gây ra.
c) kí hiệu báo các khu vực nguy hiểm.
d) kí hiệu báo cấm.
a) kí hiệu chỉ dẫn thực hiện: biển l,m
b) kí hiệu báo nguy hại do hoá chất gây ra: biển a,b,c,d
c) kí hiệu báo các khu vực nguy hiểm: biển e,g,h
d) kí hiệu báo cấm: biển i,k
Bài 5 trang 17 KHTN 6 CTST
Cho các dụng cụ sau trong phòng thực hành: lực kế, nhiệt kế, cân đồng hồ, thước dây.
Hãy chọn dụng cụ thích hợp để đo: a) nhiệt độ của một cốc nước. b) khối lượng của viên bị sắt.
a, Sử dụng nhiệt kế
b, Sử dụng cân đồng hồ
Giải bài 6
Kính lúp và kinh hiển vi thường được dùng để quan sát những vật có đặc điểm như thế nào?
Kính lúp và kính hiển vi dùng để quan sát những vật thể nhỏ mà mắt thường khó quan sát hoặc không thể quan sát được. Kính hiển vi bình thường có độ phóng đại từ 40-3000 lần.