Trả lời mở đầu
Ở cơ thể đơn bào, mỗi tế bào là một cơ thể. Vậy với cơ thể đa bào, các tế bào có sự phối hợp hoạt động với nhau như thế nào để tạo thành cơ thể sống?
Ở cơ thể đa bào, các tế bào được tập hợp thành các tổ chức cao hơn là mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể hoạt động thống nhất nhịp nhàng để thực hiện các chức năng sống.
1. Từ tế bào đến mô
Câu 1. Quan sát hình 20.1, 20.2 và trả lời câu hỏi:
Mối quan hệ từ tế bào đến mô: các tế bào thực hiện cùng một chức năng tập hợp lại thành một nhóm tạo thành mô.
Câu 2. Nhận xét về hình dạng cấu tạo tế bào hình thành nên mỗi loại mô.
Hình dạng và cấu tạo của các tế bào hình thành nên mỗi loại mô đều giống nhau.
Câu 3. Hãy dự đoán chức năng của các tế bào trong một mô.
Chức năng của các tế bào trong một mô giống nhau.
Câu 4. Cơ thể con người được cấu tạo từ những loại mô nào? Cho ví dụ.
Cơ thể con người được cấu tạo nên từ những loại mô như: mô cơ, mô thần kinh, mô liên kết, mô biểu bì.
Ví dụ: mô biểu bì dạ dày; mô liên kết: mô mỡ, mô xương; mô thần kinh: nơron, tế bào thần kinh đệm; mô cơ: mô cơ tim, mô cơ tay
2. Từ mô đến cơ quan
Câu 1. Quan sát hình 20.3a và cho biết lá cây được cấu tạo từ những loại mô nào?
Lá cây được tạo nên từ những loại mô sau: mô biểu bì, mô giậu, mô mềm, mô dẫn.
Câu 2. Quan sát hình 20.3b và cho biết dạ dày được cấu tạo từ những loại mô nào?
Dạ dày được cấu tạo nên từ những loại mô sau: mô cơ, mô liên kết. mô thần kinh, mô biểu bì.
Câu 3. Mô và cơ quan có mỗi liên hệ với nhau như thế nào?
Một cơ quan được cấu tạo nên từ nhiều loại mô.
Mối liên hệ giữa mô và cơ quan: cơ quan là tập hợp của nhiều mô cùng thực hiện một chức năng trong cơ thể.
Câu 4. Hãy kể tên một số cơ quan trong cơ thể con người và cho biết tim được cấu tạo từ những loại mô nào?
Cơ thể con người được cấu tạo nên từ những loại mô như: mô cơ, mô thần kinh, mô liên kết, mô biểu bì.
Advertisements (Quảng cáo)
Ví dụ: Một số cơ quan trong cơ thể con người: gan, thận, phổi, mật, ruột non, dạ dày, ruột già, tim,…
Tim được cấu tạo từ những loại mô sau: tim được cấu tạo từ một loại cơ đặc biệt là cơ tim.
3. Từ cơ quan đến cơ thể
Câu 1. Quan sát hình 20.4, 20.5 và trả lời câu hỏi từ 7 đến 12.
Cho biết các hệ cơ quan cấu tạo nên cây cà chua.
Các hệ cơ quan cấu tạo nên cây cà chua đó là: hệ chồi và hệ rễ.
Câu 2. Gọi tên các cơ quan cấu tạo nên hệ chồi tương ứng với các số (1) đến (4) trong hình và nêu chức năng của mỗi cơ quan này.
Các cơ quan cấu tạo nên hệ chồi:
(1). thân cây: là bộ phận chuyển tiếp giữa gốc rễ với cành lá, làm chức năng dẫn truyền nước, muối khoáng và các chất hữu cơ đi nuôi cây trên cơ thể thực vật, thân cây có thể đảm nhiệm chức năng nâng đỡ cây và dự trữ chất dinh dưỡng.
(2). hoa: chức năng sinh sản, tạo điều kiện thụ phấn chéo hoặc tự thụ phấn tạo ra quả và hạt.
(3). quả: chức năng bảo vệ hạt.
(4). lá: chức năng quang hợp, trao đổi khí và hô hấp; ngoài ra lá cây còn có chức năng sinh sản sinh dưỡng, dự trữ hoặc tự vệ ở thực vật.
Câu 3. Quan sát hình 20.4, 20.5 và trả lời câu hỏi từ 7 đến 12. Nêu chức năng của hệ rễ.
Chức năng của hệ rễ:
– Bám cây vào lòng đất.
– Hút nước và các chất khoáng.
– Hô hấp.
Advertisements (Quảng cáo)
Câu 4. Quan sát hình 20.4, 20.5 và trả lời câu hỏi từ 7 đến 12. Hãy kể tên một số cơ quan cấu tạo nên hệ tiêu hoá ở người và gọi tên các số từ (5) đến (9).
Một số cơ quan cấu tạo nên hệ tiêu hóa ở người: miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, trực tràng, ống hậu môn và hậu môn.
(5). miệng,
(6). thực quản,
(7). dạ dày,
(8). ruột,
(9). hậu môn.
Câu 5. Quan sát hình 20.4, 20.5 và trả lời câu hỏi từ 7 đến 12. Ở người có những hệ cơ quan nào? Nêu chức năng của hệ tiêu hoá.
Ở người có những hệ cơ quan là: hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa, hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ bài tiết
Chức năng của hệ tiêu hóa: vận chuyển, tiêu hóa thức ăn, hấp thu chất dinh dưỡng nuôi cơ thể và đào thải cặn bã ra ngoài.
Câu 6. Điều gì sẽ xảy ra nếu trong cơ thể có một hệ cơ quan nào đó ngừng hoạt động?
Nếu trong cơ thể có một hệ cơ quan dừng hoạt động: Khi một cơ quan ngừng hoạt động thì quá trình trao đổi chất sẽ không diễn ra và con người sẽ không lấy được thức ăn, nước uống, không khí, khi đó con người sẽ chết.
Trả lời luyện tập trang 96 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo
Câu 1. Điều gì sẽ xảy ra nếu cây cà chua bị mất đi hệ rễ?
Nếu cây cà chua bị mất hệ rễ: cây cà chua đó sẽ không thể đứng bám vào lòng đất được và sẽ chết vì không có rễ để hút nước cũng như dinh dưỡng trong lòng đất để cung cấp cho các quá trình trao đổi chất trong cây.
Câu 2. Vẽ bảng sau vào vở và hoàn thành theo mẫu sau:
Vận dụng
Nêu tên các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào tương ứng với các số từ (1) đến (5) trong hình sau.
(1) tế bào
(2) mô
(3) cơ quan
(4) hệ cơ quan
(5) cơ thể
Giải bài 1 trang 97 KHTN 6 Chân trời sáng tạo
Đơn vị cấu tạo và chức năng cơ bản của mọi cơ thể sống là:
A. mô B. tế bào C. cơ quan D. hệ cơ quan
Đơn vị cấu tạo và chức năng cơ bản của mọi cơ thể sống là tế bào.
Chọn B.
Giải bài 2
Trong cơ thể đa bào, tập hợp các tế bào giống nhau cùng thực hiện một chức năng nhất định được gọi là
A. mô B. tế bào C. cơ quan D. hệ cơ quan
Tập hợp các tế bào giống nhau cùng thực hiện một chức năng nhất định được gọi là mô
Chọn A
Giải bài 3 trang 97 Khoa học tự nhiên 6
Kể tên các cơ quan thuộc hệ hô hấp ở người và cho biết mối liên hệ về chức năng của các cơ quan.
Cơ quan thuộc hệ hô hấp ở người: Mũi, họng, thanh quản, khí quản, phổi,…
Mối liên hệ: mũi, họng và thanh quản lấy không khí bên ngoài cơ thể, làm ấm, sưởi ấm và lọc không khí trước khi cung cấp vào phổi. Sau đó khí quản và phổi tiếp nhận không khí đó thực hiện lọc và trao đổi khí với máu.
Giải bài 4 trang 97 KHTN 6 Chân trời sáng tạo
Khi em tập thể dục, những cơ quan và hệ cơ quan nào trong cơ thể cùng phối hợp hoạt động?
Khi em tập thể dục, Lúc đó, các hệ cơ quan phối hợp chặt chẽ tăng cường hoạt động: hệ thần kinh điều khiển các hệ cơ hoạt động, tim đập nhanh và mạnh hơn, mạch máu dãn, hệ hô hấp hoạt động mạnh, thở nhanh và sâu hơn, mồ hôi tiết nhiều hơn…