Trang Chủ Bài tập SGK lớp 6 Bài tập Lịch Sử 6

Bài 23. Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII – IX – Lịch sử 6: Theo em, vì sao cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng được mọi người hưởng ứng ?

Bài 23 Lịch sử lớp 6: Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII – IX. Giải bài 1, bài 2, bài 3, giải bài tập lí thuyết trang 66 . Trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan..

Nhận xét về tình hình nước ta dưới ách thống trị của nhà Đường

Nhận xét về tình hình nước ta dưới ách thống trị của nhà Đường :
Nhà Đường siết chặt ách thống trị rất tàn bạo :
– Chia lại đơn vị hành chính, đặt tên mới.
– Cai trị trực tiếp đến cấp huyện.
– Làm đường giao thông, xây thành, tăng quân, để nhanh chóng đàn áp những cuộc nổi dậy của nhân dân.


Chính sách bóc lột của nhà Đường so với thời trước

Chính sách bóc lột của nhà Đường so với thời trước gay gắt và tàn bạo hơn, thể hiện ở:
– Ngoài thuế ruộng đất, nhà Đường đặt thêm nhiều thứ thuế khác…
– Bắt nhân dân hàng năm phải đi phu và cống nạp những sản vật quý hiếm…
– Thuế đã nặng, bọn đô hộ còn tự ý thu thêm cho vào túi của mình.


Vì sao Mai Thúc Loan kêu gọi mọi người khởi nghĩa ?

Mai Thúc Loan kêu gọi mọi người khởi nghĩa do ách thống trị tàn bạo của nhà Đường làm cho nhân dân rất căm phẫn, sẵn sàng nổi dậy chống lại…

Advertisements (Quảng cáo)


Theo em, vì sao cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng được mọi người hưởng ứng ?

Vì Phùng Hưng là người có uy tín trong vùng, nhân dân căm thù chính sách bóc lột nặng nề của nhà Đường. Đường Lâm lại là mảnh đất có truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm. Vì vậy, khi khởi nghĩa bùng nổ đã được nhân dân khắp nơi hưởng ứng.


Cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng đã đem lại kết quả như thế nào ?

Advertisements (Quảng cáo)

– Cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng đã giành lại được quyền làm chủ đất nước (tuy chỉ trong một thời gian. Năm 791, nhà Đường lại đem quân dàn áp, Phùng An nối nghiệp cha không đỡ nổi đã đầu hàng giặc).

– Tuy khởi nghĩa chỉ giành thắng lợi một thời gian nhưng thể hiện lòng yêu nước, ý chí quật cường của các tầng lớp nhân dân kiên quyết đứng dậy giành chủ quyền dân tộc, lật đổ ách thống trị tàn bạo của nhà Đường.


Khởi nghĩa Phùng Hưng (trong khoảng 776 – 791)

Đường Lâm (Sơn Tây – Hà Nội) là quê của Phùng Hưng. Họ Phùng nối đời làm thủ lĩnh gọi là quan lang. Năm Phùng Hưng 18 tuổi, cha mẹ qua đời. Ông đã nối nghiệp cha làm quan lang ở Đường Lâm. Là người rất khỏe, có sức vật nổi trâu, đánh được hổ, Phùng Hưng lại giàu lòng thương người, hay giúp đỡ người nghèo khổ. Nhân dân trong vùng ai cũng mến phục.
Khoảng năm 776, Phùng Hưng cùng em là Phùng Hải đã họp quân khởi nghĩa ở Đường Lâm. Nhân dân các vùng xung quanh nổi dậy hưởng ứng và giành được quyền làm chủ vùng đất của mình.
ít lâu sau, Phùng Hưng kéo quân về bao vây phủ thành Tống Bình. Viên đô lộ là Cao Chính Bình phải rút vào thành cố thủ, rồi sinh bệnh chết. Phùng Hưng chiếm được thành, sắp đặt việc cai trị.
Phùng Hưng mất, con trai là Phùng An nối nghiệp cha. Năm 791, nhà Đường đem đại quân sang đàn áp, Phùng An ra hàng.


Nước ta thời thuộc Đường có gì thay đổi ?

Nước ta thời thuộc Đường có những thay đổi:
– Đất nước bị chia lại đơn vị hành chính với những tên gọi mới.
– Có đường giao thông từ Trung Quốc tới Tống Bình và từ Tống Bình tới các quận.
– Quân lính của bọn đô hộ ngày càng nhiều.
– Nhân dân rên xiết dưới ách đô hộ của nhà Đường.


Trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan.

– Khoảng đầu thế kỉ VIII, cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở Hoan Châu. Nhân dân Ái Châu, Diễn Châu nổi dậy hưởng ứng. Mai Thúc Loan xưng đế (Mai Hắc Đế), và chọn vùng Sa Nam (Nam Đàn) xây dựng căn cứ.
– Mai Thúc Loan liên kết với nhân dân khắp Giao Châu và Cham-pa tấn công Tống Bình, viên đô hộ là Quang Sở Khách phải chạy về Trung Quốc.

Advertisements (Quảng cáo)