Quan sát sơ đồ (SGK,
Xã hội nước ta từ khi bị phong kiến phương Bắc thống trị lại tiếp tục phân hóa:
– Tầng lớp thống trị có địa vị và quyền lực cao nhất là bọn quan lại, địa chủ người Hán.
– Tầng lớp quí tộc người Âu Lạc bị mất quyền lực, trở thành những hào trưởng. Họ bị quan lại và địa chủ người Hán chèn ép, khinh rẻ nhưng vẫn giữ vai trò quan trọng ở địa phương và có uy tín trong nhân dân.
– Nông dân công xã trước đây, bao gồm nông dân và thợ thủ công.Từ khi bị đô hộ, một số giàu lên, song cũng có người nợ nần túng thiếu (do bị tước ruộng đất, bị tô thuế nặng), một số trở thành nô tì hoặc nông nô, nông dân lệ thuộc, số này gọi chung là tầng lớp nghèo.
Lời tâu của Tiết Tổng (SGK –
Lời tâu của Tiết Tổng muốn nói rằng: do chính sách thống trị dã man, tàn bạo của chính quyền đô hộ, nhân dân ta căm thù quân đô hộ, không cam chịu áp bức, bóc lột đã nổi dậy ở nhiều nơi.
Advertisements (Quảng cáo)
Qua câu nói của Bà Triệu (SGK,
– Câu nói của Bà thể hiện ý chí, nguyện vọng thiết tha của Bà là “giành lại giang sơn cởi ách nô lệ”.
– Bà Triệu là con người khảng khái, giàu lòng yêu nước, có chí lớn, Bà là tiêu biểu cho ý chí bất khuất của người phụ nữ Việt và dân tộc Việt trong việc kiên quyết đấu tranh chống quân đô hộ giành độc lập cho dân tộc.
Advertisements (Quảng cáo)
Việc chính quyền đô hộ mở một số trường học ở nước ta ở thế kỉ I – VI nhằm mục đích gì?
Việc chính quyền đô hộ mở một số trường học ở nước ta nhằm : đồng hoá dân ta về mọi mặt, vĩnh viễn xâm chiếm nước ta.
Vì sao người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên
Người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên vì:
– Nhân dân lao động không có điều kiện theo học ở các trường dạy tiếng Hán do bọn đô hộ mở…
-Tiếng nói, chữ viết, phong tục, tập quán… của người Âu Lạc đã được hình thành từ lâu đời, đậm đà bản sắc riêng, có sức sống mãnh liệt không thể bị tiêu diệt.
Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248)
Không cam chịu bị áp bức, bóc lột nặng nề, nhân dân ta đã nổi dậy ở nhiều nơi. Thái thú Giao Chỉ là Tiết Tổng đã phải tâu lên vua : “ Giao Chỉ…đất rộng, người nhiều, hiểm trở độc hại, dân xứ ấy rất dễ làm loạn, rất khó cai trị”.
Giữa thế kỉ III, ở quận cửu Chân đã nổi lên cuộc khởi nghĩa lớn của Bà Triệu.
Bà Triệu có tên là Triệu Thị Trinh, là em gái Triệu Quốc Đạt – một hào trưởng lớn ở miền núi huyện Quan Yên, thuộc quận cửu Chân (huyện Yên Định, Thanh Hóa). Bà là người có sức khoẻ, có chí lớn và giàu mưu trí. Năm 19 tuổi, bà đã cùng anh trai tập hợp nhiều nghĩa sĩ trên đỉnh núi Nưa, mài gươm luyện võ, chuẩn bị khởi nghĩa.
Năm 248, cuộc khởi nghĩa bùng nổ. Từ căn cứ Phú Điền (Hậu Lộc – Thanh Hóa), Bà Triệu lãnh đạo nghĩa quân đánh phá các thành ấp của bọn quan lại nhà Ngô ở quận cửu Chân, rồi từ đó đánh ra khắp Giao Châu.
sử nhà Ngô chép : “Năm 248, toàn thể Giao Châu đều chấn động”.
Khi ra trận, Bà Triệu thường mặc áo giáp, cài trâm vàng, đi guốc ngà, cưỡi voi, trông rất oai phong lẫm liệt.
Được tin, nhà Ngô với cử viên tướng Lục Dận đem 6.000 quân sang Giao Châu. Lục Dận huy động thêm lực lượng lớn vừa đánh, vừa mua chuộc, chia rẽ nghĩa quân. Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp. Bà Triệu hi sinh trên núi Tùng (Phú Điền – Hậu Lộc – Thanh Hóa), ở đây, hiện nay còn lăng mộ và đền thờ Bà.
Nét mới về văn hoá nước ta từ thế kỉ I – VI
Những nét mới về văn hoá nước ta trong các thế kỉ I – VI:
– Xuất hiện các trường học dạy chữ Hán.
– Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo được truyền bá.
– Phong tục, tập quán của người Hán được du nhập.