Trang Chủ Lớp 5 Chương trình mới lớp 5

Môn Tiếng Việt lớp 5 mới – Những yêu cầu cần đạt Đọc nói nghe viết

Ngày 19/1/2018 Bộ GD&ĐT đã chính thức công bố quyết định về chương trình mới môn Tiếng Việt lớp 5, cụ thể như sau:

ĐỌC

KĨ THUẬT ĐỌC

0.1. Đọc đúng và diễn cảm các văn bản truyện, kịch bản, bài thơ, bài miêu tả, tốc độ đọc khoảng 110 – 120 tiếng/phút.

0.2. Có khả năng đọc thầm với tốc độ đọc khoảng 130 – 140 tiếng/phút.

0.3. Biết dùng một số loại sách công cụ thông dụng như sổ tay dùng từ, từ điển học sinh.

0.4. Bước đầu biết đọc theo những cách khác nhau (đọc lướt và đọc kĩ).

0.5. Biết ghi chép vắn tắt những ý tưởng, chi tiết quan trọng vào phiếu đọc

sách hoặc sổ tay.

ĐỌC HIỂU

n bản văn học

1.a. Nhận biết được những chi tiết và nội dung được thể hiện tường minh. Hiểu được nội dung hàm ẩn dễ nhận biết của văn bản.

1.b. Chỉ ra được mối liên hệ giữa các chi tiết. Biết tóm tắt văn bản.

1.c. Nhận biết được đề tài, nêu được chủ đề được thể hiện tường minh hoặc hàm ẩn trong văn bản.

2.a. Nhận biết được một số điểm nổi bật của bối cảnh và tác dụng của chúng trong câu chuyện.

2.b. Nhận biết được loại cốt truyện trong đó các sự việc không sắp xếp theo trình tự thời gian.

2.c. Nhận biết được những thay đổi của các nhân vật trong một truyện kể.

2.d. Nhận biết được người kể (người kể xưng “tôi” hay không xưng “ tôi”).

Advertisements (Quảng cáo)

2.e. Hiểu được tác dụng của vần, nhịp, hình ảnh và biện pháp tu từ điệp từ điệp ngữ, so sánh và nhân hoá trong thơ.

3.a. Nhận biết và bước đầu nhận xét được bối cảnh, hình dáng, tính cách của nhân vật qua hình ảnh trong truyện tranh hoặc phim hoạt hình.

3.b. Nêu được một vài biện pháp nghệ thuật trong câu chuyện, bài thơ mà mình yêu thích nhất và giải thích được vì sao.

3.c. Nêu những điều học được từ câu chuyện, bài thơ, màn kịch và lựa chọn điều mà cá nhân tâm đắc nhất, giải thích lí do yêu thích.

4.1.Đọc mở rộng văn bản văn học với dung lượng khoảng180 trang/năm,

mỗi trang khoảng 210 chữ, bao gồm cả một số văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng.

4.2. Thuộc lòng ít nhất 15 đoạn thơ, bài thơ hoặc đoạn văn đã học, có độ dài khoảng 100 chữ.

n bản thông tin

1.a. Nhận biết những chi tiết tiêu biểu và các nội dung cụ thể được thể hiện tường minh trong văn bản; hiểu được nội dung hàm ẩn (có thể có) của văn bản.

1.b. Biết dựa vào nhan đề và các đề mục lớn để xác định đề tài, nội dung cơ bản của văn bản; biết phân tích mối liên hệ giữa các chi tiết; biết tóm tắt văn bản.

1.c. Hiểu được đề tài và nội dung cơ bản của văn bản.

2.a. Nhận biết được mục đích và đặc điểm của một số loại văn bản thông tin: văn bản giải thích về một hiện tượng tự nhiên; văn bản giới thiệu một quy trình; văn bản quảng cáo (tờ rơi, áp phích,…).

Advertisements (Quảng cáo)

2.b. Nhận biết được bố cục (phần đầu, phần giữa (chính), phần cuối) và các yếu tố (nhan đề, tiêu đề, đoặn văn, câu chủ đề) của một văn bản thông tin thông thường.

2.c. Nhận biết được cách triển khai các ý tưởng và thông tin trong văn bản, chẳng hạn theo trật tự thời gian hoặc trật tự về tầm quan trọng.

2.d. Nhận biết được vai trò của hình ảnh, kí hiệu, số liệu, biểu đồ trong việc thể hiện nội dung cơ bản của văn bản (gồm văn bản in hoặc văn bản điện tử).

3. Nêu được những thay đổi trong hiểu biết, tình cảm, cách ứng xử của bản thân sau khi đọc văn bản.

4. Đọc mở rộng văn bản thông tin với dung lượng khoảng 80 trang/năm, mỗi trang khoảng 170 chữ, bao gồm cả một số văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng.

VIẾT

KĨ THUẬT VIẾT

0.1. Viết thành thạo chữ viết hoa.

0.2. Viết đúng các tiếng dễ viết sai do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương hay đồng âm nhưng có hình thức chính tả khác nhau. Biết sửa lỗi chính tả trong bài viết.

0.3. Biết viết hoa một số danh từ chung trong một số trường hợp đặc biệt khi muốn thể hiện ý nghĩa tôn kính; biết tránh lạm dụng cách viết này.

VIẾT ĐOẠN VĂN, VĂN BẢN

1.a. Biết thực hiện quy trình viết bảo đảm các bước: xác định mục đích và nội dung viết; thu thập thông tin, tư liệu; hình thành ý và lập dàn ý cho bài viết; viết nháp; chỉnh sửa; chia sẻ và hoàn thiện bài viết dựa vào nhận xét, góp ý của giáo viên hoặc bạn bè.

1.b. Viết đoạn văn, văn bản thể hiện được rõ ràng và mạch lạc chủ đề, ý tưởng chính hoặc thông tin cơ bản; bảo đảm phù hợp với yêu cầu về kiểu loại xuất phát từ nhiệm vụ, mục đích viết; có mở đầu, triển khai, kết thúc và những chi tiết quan trọng; các câu, đoạn có liên kết với nhau.

2. Biết viết bài văn kể lại câu chuyện đã học hoặc đã đọc; khuyến khích viết sáng tạo bằng những chi tiết hoặc kết thúc câu chuyện do cá nhân tưởng tượng

3. Biết viết bài văn tả người hoặc tả phong cảnh; bài viết có đầy đủ ba phần: mở bài, thân bài và kết bài.

4. Biết viết bài văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của bản thân trước một sự việc hoặc một bài thơ, câu chuyện.

5. Biết viết đoạn văn nêu lí do vì sao tán thành hoặc phản đối một hiện tượng trong đời sống học đường, chẳng hạn đồng phục, trò chơi điện tử.

6.a. Biết viết bài hướng dẫn cách tiến hành một hoạt động, chẳng hạnhướng dẫn đường đi, cách chăm sóc một con vật, cách pha trà.

6.b. Biết viết bài giới thiệu một nhân vật trong một cuốn sách hoặc bộ phim hoạt hình đã xem (hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ).

7. Biết viết báo cáo công việc, chương trình hoạt động, có sử dụng bảng biểu

I VÀ NGHE

1.a. Có khả năng trình bày rõ ràng các ý tưởng và cảm xúc. Có thái độ tự tin khi nói trước nhiều người. Thể hiện ngôn ngữ, cử chỉ, điệu bộ thích hợp khi nói.

1.b. Biết sử dụng các phương tiện hỗ trợ phù hợp để tăng hiệu quả biểu đạt.

1.c. Biết dựa trên gợi ý, giới thiệu về một di tích, một địa điểm tham quan, một địa chỉ vui chơi.

1.d. Biết trình bày ý kiến của mình về một vấn đề gây tranh cãi.

1.e. Biết nói về một bộ phim đã được xem, dựa vào một số yếu tố cơ bản như cốt truyện, bối cảnh, hình ảnh, âm thanh, nhân vật.

1.g. Biết hướng dẫn bằng lời cách tiến hành một hoạt động, thực hiện một công việc.

2.a. Biết vừa nghe vừa ghi lại những nội dung quan trọng và những chi tiết nổi bật trong ý kiến của người khác.

2.b. Nhận biết được một số lí lẽ và dẫn chứng mà người nói sử dụng để thuyết phục người nghe.

3. Biết thảo luận về một vấn đề có các ý kiến khác biệt; biết dùng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết phục người đối thoại, biết tôn trọng sự khác biệt trong thảo luận, thể hiện sự nhã nhặn, lịch sự khi trình bày ý kiến trái ngược với người khác.

Advertisements (Quảng cáo)