Mời các em tham khảo Nội dung trong chương trình mới môn Tiếng Việt lớp 5 vừa được Bộ GD&ĐT công bố cụ thể như sau:
KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT
1.1. Quy tắc viết tên riêng người, tên riêng địa lí nước ngoài
1.2. Công dụng của một số loại dấu câu
Dấu gạch ngang: đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu; dấu gạch nối: nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng; sự khác nhau giữa dấu gạch ngang và dấu gạch nối
1.3. Một số trường hợp viết hoa danh từ
chung để thể hiện sự tôn trọng đặc biệt
2.1. Từ điển và cách giải thích nghĩa, cách dùng, từ loại của từ trong từ điển
2.2. Nghĩa của từ trong từ điển và trong văn bản, nghĩa đen và nghĩa bóng
2.3. Nghĩa của một số thành ngữ dễ hiểu, thông dụng
2.4. Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt, những trường hợp “đồng âm dị nghĩa”
2.5. Từ đồng nghĩa và sắc thái nghĩa của từ
2.6.Từ đa nghĩa và nghĩa của từ đa nghĩa trong ngữ cảnh
Advertisements (Quảng cáo)
3.1. Đại từ và quan hệ từ
3.2. Câu đơn và câu ghép, một số quan hệ từ
thông dụng để nối các vế câu ghép
4.1. Biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá, điệp từ, điệp ngữ
4.2. Liên kết giữa các câu trong một đoạn văn, một số biện pháp liên kết câu và các từ ngữ liên kết
4.3. Các kiểu loại văn bản
– Văn bản tự sự: bài văn viết lại kết thúc một câu chuyện, kịch bản dựa trên một truyện kể
– Văn bản miêu tả: bài văn tả người, phong cảnh
Advertisements (Quảng cáo)
– Văn bản biểu cảm: bài văn thể hiện tình cảm, cảm xúc trước một sự việc hoặc một bài thơ, câu chuyện
– Văn bản nghị luận: đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội
– Văn bản thông tin (thuyết minh và nhật dụng): bài hướng dẫn cách tiến hành một hoạt động hoặc làm/sử dụng một sản phẩm, bài giới thiệu một cuốn sách nhỏ hoặc một bộ phim; báo cáo công việc, chương trình hoạt động, có sử dụng bảng biểu; văn bản quảng cáo (tờ rơi, áp phích,…)
5. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ: hình ảnh, kí hiệu, số liệu, biểu đồ
KIẾN THỨC VĂN HỌC
1. Chủ đề (hàm ẩn)
2. Cốt truyện sắp xếp không theo trình tự thời gian
3. Người kể trong truyện
4. Biện pháp tu từ trong thơ
5. Nhân vật và vai diễn trong kịch
NGỮ LIỆU
- 1. Kiểu loại văn bản
1.1. Văn bản văn học
– Truyện, văn xuôi: truyện cổ dân gian, truyện ngắn, truyện vui, truyện khoa học viễn tưởng, truyện danh nhân; đoạn (bài) văn miêu tả
– Thơ, văn vần: bài thơ, đoạn thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ
– Kịch bản văn học
Độ dài của văn bản: truyện và kịch bản khoảng 350 – 400 chữ, bài văn miêu tả khoảng 350 chữ, thơ khoảng 150 chữ
1.2. Văn bản thông tin
– Văn bản thuyết minh: giới thiệu sách/phim; thuật lại một sự kiện lịch sử; thuyết minh về một sự vật, hiện tượng; chỉ dẫn một quy trình hoạt động
– Văn bản nhật dụng: báo cáo công việc, chương trình hoạt động; quảng cáo (tờ rơi, áp phích,…)
Độ dài của văn bản: khoảng 250 chữ