Câu 1: Mỗi học sinh mang đến lớp một quyển sách. Giới thiệu với các bạn quyển sách của em: tên sách, tên tác giả, tên nhà xuất bản, tranh bìa,…
Gợi ý:
– Tên sách: Dế mèn phiêu lưu ký
– Tác giả: Tô Hoài
– Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
– Tranh bìa: Hình Dế Mèn và Dế Trũi đang vừa đi vừa trò chuyện.
Chào các bạn! Hôm nay, mình đem tới cuốn sách “Dế Mèn phiêu lưu ký” của tác giả Tô Hoài. Sách do nhà xuất bản Kim Đồng phát hành. Tranh bìa vẽ chú Dế Mèn và Dế Trũi đang vui vẻ cùng nhau ngao du, khám phá thế giới xung quanh mình.
Câu 2: Em hãy đọc mục lục dưới đây và trả lời câu hỏi:
Mục lục: phần ghi tên các bài, các truyện và tác giả (nếu có nhiều tác giả) theo số trang trong sách.
Tác giả: người sáng tạo ra tác phẩm.
Tác phẩm: truyện, thơ, tranh, tượng,… nói chung.
a. Mục lục gồm những cột nào?
Advertisements (Quảng cáo)
b. Đọc mục lục theo hàng ngang.
c. Trả lời câu hỏi (theo mục lục trích ở trên):
– Tập truyện này có những truyện nào?
– Truyện Hương cỏ mật ở trang nào?
– Truyện Ông Trạng thả diều của tác giả nào?
– Theo em, mục lục sách dùng để làm gì?
Em quan sát mục lục trong sách để trả lời câu hỏi
Advertisements (Quảng cáo)
a) Mục lục gồm 4 cột: số thứ tự, tác giả, tác phẩm, trang
b) Đọc mục lục theo hàng ngang:
– Thứ nhất là tác giả Hà Ân với câu chuyện “Ông Trạng thả diều” ở trang 5.
– Thứ hai là tác giả Vũ Cao với câu chuyện “Em bé bên bờ sông Lai Vu” ở trang 29.
– Thứ ba là tác giả Đỗ Chu với câu chuyện “Hương cỏ mật” ở trang 64.
– Thứ tư là tác giả Nguyễn Phan Hách với câu chuyện “Mẹ” ở trang 91.
– Thứ năm là tác giả Bùi Hiển với câu chuyện “Thanh và cái Thắm” ở trang 113.
– Thứ sáu là tác giả Hải Hồ với câu chuyện “Bí mật đến giao thừa” ở trang 126.
– Thứ bảy là tác giả Lê Minh với câu chuyện “Con sóng” ở trang 138.
….
c) Trả lời các câu hỏi:
– Tập truyện này có những truyện: Ông Trạng thả diều, Em bé bên bờ sông Lai Vu, Hương cỏ mật, Mẹ, Thanh và cái Thắm, Bí mật đến giao thừa, Con sóng,…
– Truyện Hương cỏ mật ở trang 64.
– Truyện Ông Trạng thả diều của tác giả Hà Ân.
– Theo em, mục lục sách giúp cho chúng ta biết được các thông tin quan trọng của sách (Tác giả, tác phẩm trang tương ứng), thuận tiện cho quá trình tra cứu nội dung của sách.
Câu 3: Tra mục lục để tìm một truyện hoặc một bài trong quyển sách của em.
Em mở phần mục lục của một quyển sách rồi tra thông tin của một truyện hoặc bài mà em thích
Ví dụ: Sách Tiếng Việt 2 tập 1 (Bộ sách Cánh Diều) bài thơ Ngày hôm qua đâu rồi của tác giả Bế Kiến Quốc ở trang 15 của sách.
Câu 4: Đọc truyện hoặc bài em vừa tìm được.
Em chủ động hoàn thành bài tập