Trang Chủ Sách bài tập lớp 12 SBT Sinh học 12

Bài 5, 6, 7, 8, 9 trang 93 SBT Sinh 12: Cấu tạo khác nhau về chi tiết của các cơ quan tương đồng là do đâu ?

Giải bài 5, 6, 7, 8, 9 trang 93 Sách bài tập Sinh học 12. Chương VI Bằng chứng và cơ chế tiến hóa. Câu 5: Các cơ quan thoái hoá là cơ quan…; Cấu tạo khác nhau về chi tiết của các cơ quan tương đồng là do đâu ?

5. Các cơ quan thoái hoá là cơ quan

A. phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành.

B. thay đổi cấu tạo phù hợp với chức năng mới (ví dụ, tay người chuyển sang cầm nắm, không còn làm nhiệm vụ vận chuyển cơ thể).

C. thay đổi cấu tạo (như bàn chân chỉ còn 1 ngón ở loài ngựa)

D. biến mất hoàn toàn (như vượn người hiện nay không có đuôi).

6. Cấu tạo khác nhau về chi tiết của các cơ quan tương đồng là do

A. sự tiến hoá trong quá trình phát triển của loài.

B. chọn lọc tự nhiên đã diễn ra theo các hướng khác nhau.

C. chúng có chung nguồn gốc nhưng phát triển trong các điều kiện khác nhau.

Advertisements (Quảng cáo)

D. thực hiện các chức năng giống nhau.

7. Theo Đacuyn, quá trình chọn lọc tự nhiên có vai trò là

A. làm cho thực vật và động vật bậc thấp thích nghi trực tiếp, động vật bậc cao thích nghi gián tiếp thông qua tập quán hoạt động.

B. tích luỹ các biến dị có lợi và đào thải các biến dị có hại đối với sinh vật trong quá trình đấu tranh sinh tồn.

C. nhân tố chính hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật.

Advertisements (Quảng cáo)

D. làm cho sự biến đổi của cơ thể sinh vật thích ứng với những đặc điểm của ngoại cảnh.

8. Theo Đacuyn, quá trình phân li tính trạng là

A. sự hình thành những loài mới từ một loài ban đầu.

B. sự thích nghi của vật nuôi cây trồng, đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của con người.

C.sự hình thành nhiều dạng mới khác nhau rõ rệt và khác xa dạng tổ tiên ban đầu.

D. sự xuất hiện các giống vật nuôi và cây trồng mới từ một vài dạng hoang dại ban đầu.

9. Ruột thừa ở người

A. tương tự manh tràng ở động vật ăn cỏ.

B. là cơ quan tương đồng với manh tràng ở động vật ăn cỏ.

C. là cơ quan thoái hoá ở động vật ăn cỏ.

D. có nguồn gốc từ manh tràng ở động vật ăn cỏ.

ĐÁP ÁN

Advertisements (Quảng cáo)