Trang Chủ Sách bài tập lớp 12 SBT Địa lí 12

Bài 14. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên SBT Địa lớp 12: Vẽ biểu đồ thể hiện được sự suy giảm số lượng loài thực vật động vật ở nước ta ?

Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên – SBT Địa lớp 12: Giải bài 1,2,3,4, bài tập từ trang 30 – 33 Sách bài Tập Địa lớp 12. Cho bảng số liệu sau về các loài động thực vật ở nước ta:.; Vẽ biểu đồ thể hiện được sự suy giảm số lượng loài thực vật động vật ở nước ta?

Bài 1: Cho bảng số liệu sau :

DIỆN TÍCH RỪNG Ở NƯỚC TA QUA MỘT SỐ NĂM

(Đơn vị/triệu ha)

Năm

Tổng diện tích có rừng

Diện tích rừng tự nhiên

Diện tích rừng trồng

1943

14,3

14,3

0

1983

7,2

6,8

0,4

2005

12,7

10,2

2,5

2009

13,2

10,3

2,9

a) Hãy tính độ che phủ rừng của nước ta qua các năm (biết diện tích đất tự nhiên là 331212 km2) và nhận xét.

Năm

1943

1983

2005

2009

Độ che phủ

b) Vẽ biểu đồ thể hiện diện tích các loại rừng ở nước ta qua các năm:

c) Nhận xét sự biến động diện tích qua các năm

d) Giải thích nguyên nhân

a) Độ che phủ rừng qua các năm:

Năm

1943

1983

2005

2009

Độ che phủ

 43.2

 21.7

 38.3

 39.9

– Độ che phủ rừng của nước ta từ 1943-1983 giảm mạnh (21.5%)

– Từ 1983-2009 diện tích rừng trồng ngày càng tăng (0.4-2.9)-> Độ che phủ tăng.

b)

c) – Tổng diện tích rừng nước ta có nhiều biến đổi do sự biến đổi của diện tích rừng tự nhiên và diện tích rừng trồng.

Advertisements (Quảng cáo)

+ Năm 1943: rừng của nước ta hoàn toàn là rừng tự nhiên.

+ Từ 1943 đến 1983: diện tích rừng giảm 3,1 triệu ha.

+ Từ 1983 đến 2005: diện tích rừng tự nhiên có sự phục hồi nên đã tăng 3,4 triệu ha. Tuy nhiên, vẫn chưa bằng mức của năm 1943.

– Sự biến đổi diện tích rừng tự nhiên và diện tích rừng trồng chứng tỏ chất lượng rừng của nước ta giảm vì diện tích rừng tự nhiên phục hồi chủ yếu do rựng tái sinh và rừng trồng.

d) Nguyên nhân:

– Từ 1943-1983: Tổng diện tích rừng giảm, độ che phủ giảm do tình trạng khai thác rừng quá mức, tình trạng chặt phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy, do cháy rừng, chiến tranh
– Từ 1983-2009: Diện tích rừng trồng tăng 2.1 triệu ha, diện tích rừng tự nhiên được phục hồi. Kết quả là tổng diện tích rừng tăng và độ che phủ rừng cũng tăng.

Bài 2: Cho bảng số liệu sau về các loài động thực vật ở nước ta:

Số lượng loài

Thực vật

Thú

Chim

Bò sát lưỡng cư

Số lượng loài đã biết

14500

300

830

400

2250

Số lượng loài bị mất dần

500

96

57

62

90

– Vẽ biểu đồ thể hiện được sự suy giảm số lượng loài thực vật động vật ở nước ta.

Advertisements (Quảng cáo)

– Nguyên nhân dẫn tới sự suy giảm

– Biểu đồ thể hiện sự suy giảm số lượng loài thực vật động vật ở nước ta.

– Nguyên nhân:

-Tác động của con người (khai thác rừng bừa bãi, không hợp lí, đốt rừng : làm nương rẫy; tình trạng khai thác thủy sản quá mức,…) đã làm suy giảm số lượng loài động, thực vật tự nhiên.

-Ngoài ra, còn do cháy rừng, ô nhiễm môi nường (nước, đất,…).

Bài 3: Cho bảng số liệu sau:

Vùng

Diện tích rừng bị cháy

Diện tích rừng bị phá

Đồng bằng sông Hồng

66.7

3.4

Trung du và miền núi Bắc Bộ

144.2

314.4

Duyên hải miền Trung

222.0

84.5

Tây Nguyên

25.4

714.8

Đông Nam Bộ

6.2

428.0

Đồng bằng sông Cửu Long

63.5

18.0

– Vẽ biểu đồ thể hiện diện tích rừng bị cháy và diện tích rừng bị phá phân theo vùng của nước ta năm 2009.

– Từ biểu đồ, rút ra nhận xét cần thiết

– Cho biết những giải pháp để hạn chế sự suy giảm rừng.

– Biểu đồ thể hiện diện tích rừng bị cháy và diện tích rừng bị phá phân theo vùng của nước ta năm 2009

– Nhận xét:

– Giải pháp hạn chế sự suy giảm rừng:

+ Khai thác rừng một cách hợp lý

+ Bảo vệ rừng

+ Nâng cao ý thức của người dân về lợi ích của rừng.

Bài 4: Dựa vào kiến thức đã học trong bài, hoàn thành bảng sau:

SỰ SUY GIẢM TÀI NGUYÊN VÀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ

Tài nguyên

Biểu hiện của sự suy giảm

Các biện pháp bảo vệ

Đất

Nước

Khoáng sản

Du lịch

Tài nguyên

Biểu hiện của sự suy giảm

Các biện pháp bảo vệ

Đất

-Ở miền núi: đất bị bạc màu, xói mòn trơ sỏi đá,…

-Ở đồng bằng: đất bị nhiễm  mặn, nhiễm phèn; đất bạc màu; đất bị ô nhiễm.

– Đốì với vùng đồi núi:

+ Áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác như làm ruộng bậc thang, đào hố vẩy cá, trồng cây theo băng.

+ Cải tạo đất hoang, đồi núi trọc băng các biện pháp nông – lâm kết hợp.

+ Bảo vệ rừng và đất rừng, tổ chức định canh, định cư cho dân cư miền núi.

– Đối với vùng đồng hằng:

+ Thâm canh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cần canh tác hợp lí, chống bạc màu, gây, nhiễm mặn, nhiễm phèn.

+ Bón phân cải tạo đất thích hợp.

Nước

Sự suy thoái về lượng biểu hiện rõ nhất ở sự suy giảm công suất khai thác ở các bãi giếng khu vực nội thành thành phố.

Nước dưới đất ở vùng biểu hiện ở sự nhiễm bẩn của một số yếu tố ở số khu vực. Biểu hiện rõ nhất là nhiễm bẩn các hợp chất nito

– Giữ sạch nguồn nước

– Tiết kiệm nước sạch

– Xử lý rác thải sinh hoạt và chất thải khác

– Xử lý nước thải

Khoáng sản

Các nguồn khoáng sản đang ngày càng cạn kiệt.

Khai thác khoáng sản một cách hợp lý, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Du lịch

Ô nhiễm môi trường tại một số bãi biển, một số phong tục tập quán dần bị mai một.

Cần bảo tồn, tôn tạo giá trị tài nguyên du lịch và bảo vệ môi
trường du lịch khỏi bị ô nhiễm, phát triển du lịch sinh thái.

Advertisements (Quảng cáo)