Bài C1: Nếu tăng momen cản đặt vào khung dây thì tốc độ quay của khung dây thay đổi thế nào?
Nếu tăng momen cản đặt vào khung dây thì khung sẽ chậm quay theo từ trường, tốc độ góc của khung dây sẽ rất nhỏ so với tốc độ góc của từ trường
Bài C2: Tại sao trong rôto có lõi thép hình trụ tạo bởi nhiều lá thép mỏng ghép lại, đặt cách điện với nhau và với lồng kim loại?
Người ta dùng biện pháp đó đối với Rôto nhằm giảm đến mức thấp nhất tác dụng toả nhiệt của dòng điện Fucô, làm giảm hiệu suất của động cơ.
Bài 1: Chọn phát biểu đúng
A. Chỉ có dòng điện ba pha mới tạo được từ trường quay.
B. Rôto của động cơ không đồng bộ quay với tốc độ góc của từ trường quay.
C. Từ trường quay trong động cơ không đồng bộ luôn thay đổi về cả hướng và trị số.
D. Tốc độ góc của động cơ không đồng bộ phụ thuộc vào tốc độ quay của từ trường và momen cản.
Advertisements (Quảng cáo)
Chọn đáp án D.
Bài 2 trang 168 SGK Vật Lý 12 Nâng cao
Phát biểu nào sau đây về động cơ không đồng bộ ba pha là sai ?
A. Hai bộ phận chính của động cơ là rôto và stato.
B. Bộ phận tạo ra từ trường quay là stato.
C. Nguyên tắc hoạt động của động cơ chỉ dựa trên tương tác từ giữa nam châm và dòng điện.
Advertisements (Quảng cáo)
D. Có thể chế tạo động cơ không đồng bộ ba pha với công suất lớn.
Giải: Chọn đáp án C.
Bài 3 trang 168 SGK Vật Lý 12 Nâng cao
Một động cơ điện xoay chiều tiêu thụ công suất \(1,5 \;kW\) và có hiệu suất \(80\%\). Tính công cơ học do động cơ sinh ra trong 30 phút.
Động cơ có \(P = 1,5\) (KW), \(H = 80\%\)
Công suất cơ học của động cơ : \(H = {{{P_i}} \over P} \Rightarrow {P_i} = HP\)
\( \Rightarrow {P_i} = 1500 \times 0,8 = 1200(W)\)
Công cơ học do động cơ sinh ra trong 30 phút
\(A = {P_i}t = 1200 \times 1800 = 2160000(J)\)
Bài 4: Một động cơ không đồng bộ ba pha mắc theo kiểu hình sao vào mạch điện ba pha có điện áp pha là \(220\) V. Công suất điện của động cơ là \(5,7\) kW; hệ số công suất của động cơ là \(0,85\). Tính cường độ dòng điện chạy qua mỗi cuộn dây của động cơ.
Động cơ mắc hình sao có UP= 220(V) với tổng công suất là \(5,7\) KW, \(\cos \varphi = 0,85.\)
Công suất của mỗi cuộn dây của động cơ là: \(P = {{5,7} \over 3} = 1,9KW = 1900(W)\)
Ta có \(P = UI\cos \varphi \Rightarrow I = {P \over {U\cos \varphi }} = {{1900} \over {220.0,85}}\approx 10,2(A)\)
Vậy cường độ dòng điện chạy qua mỗi cuộn dây của động cơ là \(10,2\) (A).