Trang Chủ Bài tập SGK lớp 12 Bài tập Sinh học 12 Nâng cao

Bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 132 Sinh lớp 12 Nâng cao – Cơ quan thoái hoá là gì? Cho ví dụ về cơ quan thoái hoá ở người.

Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 132 SGK Sinh học 12 Nâng cao.Thế nào là cơ quan tương đồng ? Giải thích như thế nào về kiểu cấu tạo giống nhau và sự sai khác về chi tiết ở các cơ quan tương đồng?; Cơ quan thoái hoá là gì? Cho ví dụ về cơ quan thoái hoá ở người.

Câu 1: Thế nào là cơ quan tương đồng ? Giải thích như thế nào về kiểu cấu tạo giống nhau và sự sai khác về chi tiết ở các cơ quan tương đồng?

Cơ quan tương đồng (cơ quan cùng nguồn) là những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi cho nên có kiểu cấu tạo giống nhau.

Kiểu cấu tạo giống nhau của các cơ quan tương đồng phản ánh nguồn gốc chung của chúng. Cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hoá phân li.


Câu 2: Cơ quan thoái hoá là gì? Cho ví dụ về cơ quan thoái hoá ở người.

Cơ quan thoái hoá là những cơ quan phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành. Do điều kiện sống của loài đã thay đổi, các cơ quan này mất dần chức năng ban đầu, tiêu giảm dần và hiện chỉ để lại một vài vết tích xưa kia của chúng.

Ví dụ: ở các loài động vật có vú, trên cơ thể hầu hết các con đực đều có di tích các tuyến sữa không hoạt động.


Câu 3: Thế nào là cơ quan tương tự? Vì sao nói tương đồng và tương tự là 2 hiện tượng trái ngược nhau?

Advertisements (Quảng cáo)

Cơ quan tương tự (cơ quan cùng chức) là những cơ quan có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức năng giống nhau nên có hình thái tương tự.

Tương đồng và tương tự là 2 hiện tượng trái ngược nhau vì:

– Cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hoá phân li.

– Cơ quan tương tự phản ánh sự tiến hoá đồng quy.


Câu 4: Vì sao các tư liệu phôi sinh học so sánh được xem là những bằng chứng tiến hoá?

Advertisements (Quảng cáo)

Sự giống nhau trong phát triển phôi của các loài thuộc các nhóm phân loại khác nhau là một bằng chứng về nguồn gốc chung của chúng. Những đặc điểm giống nhau đó càng nhiều và càng kéo dài trong những giai đoạn phát triển muộn của phôi chứng tỏ quan hệ họ hàng càng gần.

Dựa vào nguyên tắc này có thể tìm hiểu quan hệ họ hàng giữa các loài khác nhau. Nếu có nhóm loài nào đó trải qua những giai đoạn phát triển phôi gần giống nhau thì dù lối sống và cấu tạo hiện nay của chúng khác nhau rất nhiều ta cũng có thể tin rằng chúng cùng chung một nguồn gốc.


Câu 5: Phát biểu nội dung và nêu ý nghĩa của định luật phát sinh sinh vật.

Hai nhà khoa học Đức là Muylơ (Muller) và Hêcken (Haeckel) đã phát biểu định luật phát sinh sinh vật (1886) : “Sự phát triển cá thể phản ánh một cách rút gọn sự phát triển của loài”.


Câu 6: Sưu tầm những tư liệu về bằng chứng giải phẫu so sánh và phôi sinh học so sánh

Học sinh tự sưu tầm từ các nguồn khác nhau.


Câu 7: Hãy chọn phương án trả lời đúng. Những cơ quan nào dưới đây là cơ quan tương đồng?

A. Cánh sâu bọ và cánh dơi.

B. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của các động vật khác.

C. Mang cá và mang tôm.

D. Chân chuột chũi, và chân dế dũi.

Đáp án B. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của các động vật khác.

Advertisements (Quảng cáo)