Trang Chủ Bài tập SGK lớp 12 Bài tập Lịch sử 12

Bài 1. Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949) – lịch sử 12: Nêu mục đích và nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc

Bài 1 lịch sử lớp 12. Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949). Giải câu 1, câu 2, bài tập lí thuyết trang 9 . Sự đối lập về chính trị và kinh tế giữa hai khối nước: Tây Âu tư bản chủ nghĩa và Đông Âu xã hội chủ nghĩa thể hiện như thế nào?.

Hãy nêu những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta (2-1945)

Hội nghị đã đưa ra những quyết định quan trọng:

-Thống nhất mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. Để nhanh chóng kết thúc chiến tranh, trong thời gian từ 2 đến 3 tháng sau khi đánh bại phát xít Đức, Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á.

-Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới.

– Thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít , phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.

       Ở châu Âu, quân đội Liên Xô chiếm đóng miền Đông nước Đức, Đông Beclin và các nước Đông Âu; quân đội Mĩ, Anh và Pháp chiếm đóng miền Tây nước Đức, Tây Beclin và các nước Tây Âu. Vùng Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Lien Xô, vùng Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ. Hai nước Áo và Phần Lan trở  thành những nước trung lập.

     Ở châu Á, Hội nghị chấp nhận những điều kiện để Liên Xô tham chiến chống Nhật: 1. Giữ nguyên trạng Mông Cổ; 2. Khôi phục quyền lợi của nước  Nga đã bị mất do cuộc chiến tranh Nga – Nhật năm 1904: trả lại cho Liên Xô miền Nam đảo Xakhalin; Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin.

    Quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản. Ở bán đảo Triều Tiên, Hồng quân Liên Xô chiếm đóng miền Bắc và quân Mĩ chiếm đóng miền Nam, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới. Trung Quốc cần trở thành một quốc gia thống nhất và dân chủ; Chính phủ Trung Hoa Dân quốc cần cải tổ với sự tham gia của Đảng Cộng sản và các đảng phái dân chủ; trả lại cho Trung Quốc vùng Mãn Châu, đảo Đài Loan và quần đảo Bành Hồ. Các vùng còn lại của châu Á (Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.

   Theo thỏa thuận của Hội nghị Pôtxđam ( Đức, tổ chức từ ngày 17 – 7 đến ngày    2-8-1945), việc  giải pháp quân Nhật ở Đông Dương được giao cho quân đội Anh vào phía Nam vĩ tuyến 16 và quân đội Trung Hoa Dân quốc vào phía Bắc.


Nêu mục đích và nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc

Advertisements (Quảng cáo)

Liên hợp quốc hoạt động theo những nguyên tắc sau:

– Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết

– Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.

– Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.

– Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

– Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc).

       Hiến chương quy định bộ máy tổ chức của Liên hợp quốc gồ sáu cơ quan chính là Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an, Hội đồng Kinh tế và Xã hội, Hội đồng Quản thác, Tòa án Quốc tế và Ban Thư kí.

Advertisements (Quảng cáo)

       Đại hội đồng: gồm đại diện các nước thành viên, có quyền bình đẳng. Mỗi năm, Đại hội đồng họp một kì để thảo luận các vấn đề hoặc công việc thuộc phạm vi Hiến chương quy định.

       Hội đồng Bảo an: cơ quan giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Mọi quyết định của Hội đồng Bảo an phải được sự nhất trí của năm nước Ủy viên thường trực là Liên Xô (nay là Liên bang Nga), Mĩ, Anh,Pháp và Trung Quốc mới được thông qua và có giá trị.

      Ban thư kí: cơ quan hành chính – tổ chức của Liên hợp quốc, đứng đầu là Tổng thư kí với nhiệm kì 5 năm.

      Ngoài ra, Liên hợp quốc còn có nhiều tổ chức chuyên môn khác giúp việc Trụ sở của Liên hợp quốc đặt tại Niu Ooc (Mĩ)

Trong hơn nửa thế kỉ qua, Liên hơp quốc đã trở thành một diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Liên hợp quốc đã có nhiều cố gắng trong việc giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột ở nhiều khu vực, thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tâc quốc tế, giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, nhân đạo…

    Đến năm 2006, Liên hợp quốc có 192 quốc gia thành viên.

Từ tháng 9 – 1977, Việt Nam là thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc.

      Ngày 16 – 10 – 2007, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bầu Việt Nam làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an, nhiệm kì 2008 – 2009.


Hai nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức và Cộng hòa Dân chủ Đức được hình thành như thế nào?

Tại Hội nghị Pôxđam, ba cường quốc đã khẳng định nước Đức phải trở thành một quốc gia thống nhất, hòa bình, dân chủ; tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít; thỏa thuận việc phân chia các khu vực chiếm đóng và kiểm soát nước Đức sau chiến tranh: quân đội Liên Xô chiếm đóng vùng lãnh thổ phía Đông nước Đức, quân đội Anh chiếm vùng Tây Bắc, quân đội Mĩ chiếm vùng phía Nam, quân đội Pháp được chiếm một phần lãnh thổ phía Tây nước Đức. Nhưng Mĩ, Anh và sau đó là Pháp đã tiến hành riêng rẽ việc hợp nhất các khu vực chiếm đóng của mình, tháng 9 – 1949 lập ra Nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức. Tháng 10 – 1949 được sự giúp đỡ của Liên Xô các lực lượng dân chủ ở Đông Đức đã thành lập Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức. Như thế, trên lãnh thổ nước Đức đã xuất hiện hai nhà nước với hai chế độ chính trị khác nhau


Sự đối lập về chính trị và kinh tế giữa hai khối nước: Tây Âu tư bản chủ nghĩa và Đông Âu xã hội chủ nghĩa thể hiện như thế nào?

– Nước Đức bị chia cắt: CHLB Đức và CHDC Đức. Thủ đô Beclin bị chia thành Đông Beclin cà Tây Beclin.

– Các nước dân chủ nhân dân Đông Âu ra đời do các đảng cộng sản lãnh đạo, liên minh chặt chẽ với Liên Xô. Các nước Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ.

– Cề kinh tế, Mĩ viện trợ cho các nước Tây Âu (kế hoạch Mác san); Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV, 1-1949).

Như vậy, giữa hai khối nước Tây Âu và Đông Âu xuất hiện sự đối lập chính trị và kinh tế của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội.

Advertisements (Quảng cáo)