Trang Chủ Bài tập SGK lớp 12 Bài tập Địa lí 12

Bài 41. Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long – Địa lí 12: Tại sao Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất cả nước?

Bài 41 Địa lí lớp 12: Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long. Giải bài 1, bài 2, bài 3, bài tập lí thuyết trang 189 . Phân tích các thế mạnh và hạn chế về mặt tự nhiên và ảnh hưởng của nó đối với việc phát triển kinh tế – xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long..

Hãy kể tên 13 tỉnh, thành phố (tương đương cấp tỉnh) ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Cần Thơ, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau.


Tài nguyên đất ở Đồng bằng sông Cửu Long có thuận lợi và khó khăn như thế nào đối với việc phát triển nông nghiệp?

– Thuận lợi:

+ Có diện tích đất phù sa lớn (khoảng 4 triệu ha).

+ Đất phù sa ngọt có diện tích 1,2 triệu ha (chiếm 30% diện tích đồng bằng), rất màu mỡ, phân bố thành dải dọc sông Tiền, sông Hậu, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

–  Khó khăn:

+ Phần lớn diện tích đồng bằng là đất phèn, đất mặn.

+ Một vài loại đất thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là các nguyên tố vi lượng hoặc đất quá chặt, khó thoát nước.


Tại sao Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất cả nước?

Đồng bằng sông cửu Long là vựa lúa lớn nhất cả nước là do có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển:

–   Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

+ Là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta, rộng khoảng 4 triệu ha.

Advertisements (Quảng cáo)

+ Phần lớn diện tích đồng bằng là đất phù sa được bồi đắp phù sa hằng năm, rất màu mỡ, nhất là dải đất phù sa ngọt dọc sông Tiền và sông Hậu, có diện tích 1,2 triệu ha, rất thích hợp để cây lúa phát triển.

+ Khí hậu thể hiện rõ tính chất cận xích đạo: tổng số giờ nắng trung bình năm là 2200 – 2700 giờ; chế độ nhiệt cao, ổn định với nhiệt độ trung bình năm 25- 27°C; lượng mưa hằng năm lớn (1.300 – 2.000mm), thích hợp với cây lúa nước.

+ Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp nước cho sản xuất lúa.

–  Điều kiện kinh tế – xã hội:

+ Dân số hơn 74,4 triệu người (năm 2006), nên có lao động dồi dào; người dân cần cù, có kinh nghiệm sản xuất lúa, thích ứng nhanh với sản xuất hàng hoá.

+ Hệ thống thuỷ lợi khá hoàn chỉnh; giao thông vận tải đường bộ, đường sông thuận lợi.

+ Mạng lưới cơ sở chế biến và dịch vụ sản xuất lúa rộng khắp.

+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn.


Dựa vào hình 41.3 (SGK

Advertisements (Quảng cáo)

So với Đồng bằng sông Hồng thì Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ lệ diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp và đất chưa sử dụng, sông suối lớn hơn; còn tỉ lệ đất chuyên dùng và đất ở nhỏ hơn (dẫn chứng).


Tại sao phải đặt vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long?

Phải đặt vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long vì các lí do chủ yếu sau đây:

–  Vai trò đặc biệt quan trọng của Đồng bằng sông Cửu Long trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội nước ta.

–  Để phát huy thế mạnh và khắc phục những hạn chế vốn có của đồng bằng.

–  Môi trường và tài nguyên của vùng đang đứng trước sự suy thoái. Chẳng hạn, việc phá rừng ngập mặn để đất nuôi thủy sản (tôm, cá,…) đã làm môi trường vùng ven biển bị suy thoái.


Phân tích các thế mạnh và hạn chế về mặt tự nhiên và ảnh hưởng của nó đối với việc phát triển kinh tế – xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long.

a) Thế mạnh:

–   Đất phù sa có diện tích rộng lớn, được bồi đắp hăng năm nên rất màu mỡ, đặc biệt là dải đất phù sa ngọt dọc sông Tiền và sông Hậu (diện tích 1,2 triệu ha) rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa, cây ăn quả.

Khí hậu: thể hiện rõ tính chất cận xích đạo. Tổng số giờ nắng trung bình năm là 2.200 — 2.700 giờ. Chế độ nhiệt cao, ổn định với nhiệt độ trung bình năm 25 — 27°c. Lượng mưa hằng năm lớn (1.300 — 2.000mm), tập trung vào các tháng mùa mưa (từ tháng V đến tháng XI). Với điều kiện khí hậu như thế, rất thích hợp cho việc trồng các cây nhiệt đới cho năng suất cao, khả năng xen canh, tăng vụ rất lớn; có thể tiến hành các hoạt động sản xuất diễn ra liên tục quanh năm.

–  Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, cắt xẻ châu thổ thành những ô vuông, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông đường thủy, sản xuất và sinh hoạt.

–  Sinh vật: thảm thực vật chủ yếu là rừng ngập mặn (Cà Mau, Bạc Liêu,…) và rừng tràm (Kiên Giang, Đồng Tháp…), về động vật, có giá trị hơn cả là cá và chim.

–  Tài nguyên biển: hết sức phong phú với hàng trăm bãi cá, bãi tôm và hơn nửa triệu ha mặt nước nuôi trồng thủy sản.

–   Các loại khoáng sản chủ yếu là đá vôi (Hà Tiên, Kiên Lương) và than bùn (U Minh, Tứ giác Long Xuyên). Ngoài ra, còn có dầu khí ở thềm lục địa.

b)   Hạn chế

–   Mùa khô kéo dài từ tháng XII đến tháng IV năm sau. Vì thế, nước mặn xâm nhập vào đất liền, làm tăng độ chua và chua mặn trong đất, gây trở ngại lớn cho sản xuất và sinh hoạt. Ngoài ra, đôi khi có thể xảy ra các thiên tai khác.

–   Phần lớn diện tích của đồng bằng là đất phèn, đất mặn. Cùng với sự thiếu nước trong mùa khô đã làm cho việc sử dụng và cải tạo đất gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, một vài loại đất lại thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là các nguyên tố vi lượng hoặc đất quá chặt, khó thoát nước.

–  Tài nguyên khoáng sản hạn chế, gây trở ngại cho việc phát triển kinh tế – xã hội của đồng bằng.


Để sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long, cần phải giải quyết những vấn đề chủ yếu nào? Tại sao?

–  Giải quyết vấn đề nước ngọt trong mùa khô. Nếu thiếu nước dẫn đến hậu quả bốc phèn, mặn và nước mặn theo sông, rạch vào làm tăng diện tích đất phèn, đất mặn. Vì vậy, nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu để rửa phèn, rửa mặn trong mùa khô ở Đồng bằng sông Cửu Long.

–  Hạn chế tác hại của lũ trong mùa mưa. Vì lũ lớn sẽ làm cho các vùng đất thấp trũng bị ngập nước trong thời gian dài, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt. Do đó, cần phát triển cơ sở hạ tầng, làm đường giao thông vượt lũ, quy hoạch lại các khu dân cư…

Advertisements (Quảng cáo)