Trang Chủ Bài tập SGK lớp 12 Bài tập Địa lí 12

Bài 21. Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta- Địa kí 12: Việc sử dụng đất trong điều kiện nông nghiệp nhiệt đới cần chú ý những điều gì?

Bài 21 Địa lí lớp 12: Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta. Giải bài 1, bài 2, bài 3, bài tập lí thuyết trang 92. Hãy phân biệt một số nét khác nhau cơ bản giữa nông nghiệp cổ truyền và nông nghiệp hàng hoá..

Hãy lấy các ví dụ để chứng minh sự phân hoá mùa vụ là do sự phân hoá khí hậu của nước ta.

– Sự khác biệt mùa vụ giữa miền Bắc và miền Nam

+ Đồng hằng sông Hồng có hai vụ lúa chính là vụ lúa chiêm xuân và vụ lúa mùa. Ngoài ra, còn có vụ đông trồng các cây rau màu thích hợp với khí hậu lạnh vào mùa đông (từ tháng XI đến tháng IV).

+ Đồng bằng sồng Cửu Long có hai vụ lúa chính trong năm là vụ lúa mùa, vụ lúa đông xuân và vụ lúa hè thu.

–  Sự khác biệt mùa vụ giữa đồng bằng và miền núi

+ Ở đồng bằng chủ yếu là hai vụ lúa đông xuân và hè thu. Riêng ở đồng bằng sông Hồng còn có vụ đông.

+  Ở miền núi chủ yếu là vụ cây hoa màu. Mỗi năm thường có hai vụ chính, ngoài ra còn có nhiều cây trồng trái vụ. Khác với miền núi phía Nam, miền núi phía Bắc vào mùa đông lạnh có thể trồng được các loại cây rau màu ôn đới có giá trị cao (do ảnh hưởng có gió mùa Đông Bắc).


Việc sử dụng đất trong điều kiện nông nghiệp nhiệt đới cần chú ý những điều gì?

– Cần bảo vệ đất, chống xói mòn, rửa trôi, suy thoái đất.

– Áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.


Quan sát bảng 21 (SGK

– Số hộ nông thôn được xác định là hộ nông – lâm -thủy sản đã giảm từ 80,9% (năm 2001) xuống còn 71,0% (năm 2006), giảm 9,9%. Trong khi đó, tỉ lệ hộ công nghiệp – xây dựng tăng khá mạnh, từ 5,8% (năm 2001) lên 10,0% (năm 2006), tỉ lệ hộ dịch vụ cũng tăng lừ 10,6% (năm 2001) lên 14,8% (năm 2006).

– Có thể nói, trong cơ cấu kinh tế nông thôn, các hoạt động phi nông nghiệp đóng vai trò ngày càng cao.


Đọc hình 21 (SGK

Advertisements (Quảng cáo)

Bản đồ hình 21 SGK cho thấy:

– Ở các tỉnh thuần nông, thì tỉ lệ của nông – lâm nghiệp và thủy sản trong cơ cẩu nguồn thu của hộ nông dân là cao, thậm chí trên 90% như hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên.

– Ngược lại, ở các tỉnh mà cơ cấu kinh tế nông thôn đã chuyển biến theo hướng đa dạng hóa, phát triển nhiều ngành phi nông nghiệp thì tỉ lệ này giảm nhiều, ở nhiều tỉnh chỉ còn dưới 70% như các vùng ven các thành phố lớn (ở Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ,…).


Nền nông nghiệp nhiệt đới có những thuận lợi và khó khăn gì ? Hãy cho ví dụ chứng minh rằng nước ta đang phát triển ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới.

a) Những thuận lợi và khó khăn của nền nông nghiệp nhiệt đới

– Những thuận lợi chủ yếu:

+ Sản phẩm nông nghiệp đa dạng (sản phẩm nhiệt đới là chính, có thể có một số sản phẩm cận nhiệt đới và ôn đới).

+ Khả năng: xen canh, tăng vụ lớn.

+ Giữa các vùng có thế mạnh khác nhau.

Advertisements (Quảng cáo)

– Những khó khăn chủ yếu:

+ Tính thời vụ khắt khe trong nông nghiệp.

+ Thiên tai, tính bấp bênh của nông nghiệp.

b) Nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới

– Các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp.

– Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng, với các giống cây ngắn ngày, chịu được sâu bệnh và có thể thu hoạch trước mùa bão, lụt hay hạn hán.

– Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ đẩy mạnh hoạt động vận tải, áp dụng rộng rãi công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản. Việc trao đổi nông sản giữa các vùng ngày càng mở rộng và có hiệu quả.

– Đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu (gạo, cà phê, cao su, hoa quả…) là phương hướng quan trọng để phát huy thế mạnh nông nghiệp nhiệt đới.


Hãy phân biệt một số nét khác nhau cơ bản giữa nông nghiệp cổ truyền và nông nghiệp hàng hoá.

Một số nét khác nhau cơ bản giữa nông nghiệp cổ truyền và nông nghiệp hàng hoá:

Nền nông nghiệp cổ truyền

Nền nông nghiệp hàng hóa

– Sản xuất nhỏ, công cụ thủ công

– Sản xuât quy mô lớn, sử dụng nhiều máy móc

– Năng suất lao động thấp

– Năng suất lao động cao

– Sản xuất tự cấp tự túc, đa canh là chính

– Sản xuất hàng hóa, chuyên môn hóa. Liên kết nông – công nghiệp

– Người sản xuất quan tâm nhiều đến sản lượng

– Người sản xuất quan tâm nhiều hơn đến lợi nhuận


Cho bảng số liệu

Số lượng các loại trang trại của cả nước, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, năm 2006

Ghi chú: trang trại thuộc các loại khác bao gồm trang trại trồng cây ăn quả, trang trại lâm nghiệp và trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp.

a) Đặc điếm cơ cấu trang trại của cả nước, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

Cơ cấu các loại trang trại của cả nước, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, năm 2006 (%)

Các loại trang trại

Cả nước

Đông Nam Bộ

Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng số

100,0

100,0

100,0

trang trại trồng cây hàng năm

28,7

10,7

44,9

trang trại trồng cây lâu năm

16,0

58,3

0,3

trang trại chăn nuôi

14,7

21,4

3,6

trang trại nuôi trồng thủy sản

30,1

5,3

46,2

trang trại thuộc các loại khác

10,5

4,3 .

5,0

– Trên phạm vi cả nước, trang trại nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ lệ cao nhất, tiếp theo là trang trại trồng cây hàng năm, trang trại trồng cây lâu năm,…

– Ở Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long mỗi vùng lại có thế mạnh về các loại trang trại khác nhau.

b) Nhận xét và giải thích

– Ở Đông Nam Bộ:

+ trang trại trồng cây lâu năm chiếm tỉ lệ cao nhất, vì ở đây có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các cây công nghiệp lâu năm (đất badan, đất xám; khí hậu mang tính chất cận xích đạo,…).

+ Tiếp đến là trang trại chăn nuôi, vì ở đây có nhiều đồng cỏ, ngoài ra còn có nguồn thức ăn khá dồi dào từ hoa màu lương thực, phụ phẩm của ngành thủy sản và thức ăn chế biến công nghiệp,…

– Ở đồng bằng sông Cửu Long:

+ trang trại nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ lệ cao nhất do ở đây có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn với mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, nhiều ao hồ, hải triều, cánh rừng ngập mặn,…

+ Tiếp theo là trang trại trồng cây hàng năm, do ở đây có điều kiện thuận lợi về đất đai, khí hậu, nguồn nước và do nhu cầu lớn,…

Advertisements (Quảng cáo)