Trang Chủ Bài tập SGK lớp 12 Bài tập Công nghệ 12

Bài 14. Mạch điều khiển tín hiệu – Công nghệ 12: Vẽ sơ đồ khối và giải thích nguyên lí mạch điều khiển tín hiệu.

Bài 14 Công nghệ lớp 12 : Mạch điều khiển tín hiệu. Giải câu 1, 2, 3 trang 61 . Mạch điều khiển tín hiệu là gì?…

Câu 1: Mạch điều khiển tín hiệu là gì?

Mạch điều khiển tín hiệu là mạch điện tử điều khiển sự thay đổi trạng thái của tín hiệu.


Câu 2: Vẽ sơ đồ khối và giải thích nguyên lí mạch điều khiển tín hiệu.

+ Sơ đồ khối mạch điều khiển tín hiệu :

Advertisements (Quảng cáo)

-Khối nhận lệnh.

-Khối xử lí.

-Khối khuếch đại.

Advertisements (Quảng cáo)

-Khối chấp hành.

+ Nguyên lí chung :

-Sau khi nhận lệnh báo từ cảm biến, mạch điều khiển xử lí tín hiệu đã nhận, điều chế theo một nguyên tắc nào đó.

-Sau khi xử lí xong, tín hiệu được khuếch đại đến công suất cần thiết và đưa đến khối chấp hành.

-Khối chấp hành sẽ phát lệnh báo hiệu bằng chuông, đèn, hàng chữ nổi và chấp hành lệnh.


Câu 3: Trong sơ đồ mạch điện hình 14 – 3, khi cần thay đổi ngưỡng báo hiệu và bảo về từ 230V xuống 220V thì con chạy biến trở VR cần nâng lên phía trên hay giảm xuống phía dưới? Vì sao?

Rơ le K hút khi T1,T2 dẫn điện áp từ VR vượt quá ngưỡng đánh thủng của đíốt ổn áp Đ0. việc đặt ngưỡng cho Đ0 nhờ VR. Đầu biến trờ nối với Đo càng xuống thấp (gần về phía R1) thì điện áp trên ĐO càng thấp, lúc đó điện áp nguồn phải cao lên mới đủ ngưỡng đánh thủng Đ0. Ngược lại đẩu nối với Đ0 càng lên cao (gần về phía Đ1) thì điện áp trên Đ0 càng cao. điện áp nguồn dù thấp hơn cũng đủ ngưỡng đánh thủng Đ0. Vậy VR phải nâng lên phía trên.

Advertisements (Quảng cáo)