Trang Chủ Bài tập SGK lớp 12 Bài tập Hóa 12

Giải bài 1,2,3,4,5,6 trang 44 Hóa lớp 12: Amin

[Bài 9 Hóa học 12] giải bài 1,2,3,4,5,6 trang 44 SGK Hóa lớp 12: Amin – Chương 3 AMIN, AMINO AXIT VÀ PROTEIN.

A. Lý Thuyết cần nhớ về Amin

– Khi thay thế một hay nhiều nguyên tử hiđro trong phân tử NH3 bằng một hay nhiều gốc hiđrocacbon ta được amin.

– Amin được phân loại theo đặc điểm cấu tạo của gốc hiđrocacbon (amin thơm, amin béo, amin dị vòng) và theo bậc của amin (amin bậc một, bậc hai, bậc ba).

– Gọi tên:

+ Danh pháp gốc – chức: tên gốc hiđrocacbon + amin.

+ Danh pháp thay thế: tên hiđrocacbon + amin.

-Metyl-, -đimetyl-, trimetyl- và etylamin là những chất khí mùi khai khó chịu, độc, dễ tan trong nước. Các chất đồng đẳng cao hơn là những chất lỏng hoặc rắn, độ tan trong nước giảm dần theo chiều tăng của phân tử khối. Anilin là chất lỏng, không màu, rất độc, ít tan trong nước, tan trong etanol, benzen.

– Tính chất hóa học: tính bazơ và phản ứng thế brom vào nhân thơm của anilin

B. Giải bài tập SGK bài 9 Amin sách Hóa lớp 12 trang 44

Bài 1. Có 3 hóa chất sau đây: Etylamin, phenylamin và amoniac. Thứ tự tăng dần lực bazơ được xếp theo dãy

A. amoniac < etylamin < phenylamin.

B. etylamin < amoniac < phenylamin.

C. phenylamin < amoniac < etylamin.

D. phenylamin < etylamin < amoniac.

Chọn C.


Bài 2. Có thể nhận biết lọ đựng dung dịch CH3NH2 bằng cách nào trong các cách sau ?

A. Nhận biết bằng mùi;

B. Thêm vài giọt dung dịch H2SO4;

C. Thêm vài giọt dung dịch NA2CO3;

D. Đưa đũa thủy tinh đã nhúng vào dung dịch HCL đậm đặc lên phía trên miệng lọ đựng dung dịch CH3NH2đặc.

Advertisements (Quảng cáo)

Chọn D.


Bài 3. Viết công thức cấu tạo, gọi tên và chỉ rõ bậc của từng amin đồng phân có công thức phân tử sau:

a) C3H9N;

b) C7H9N (chứa vòng benzen).

Hướng dẫn giải bài 3 trang 44:

a) C3H9N:

CH3-CH2-CH2-NH2: propylamin (amin bậc một)

 : isopropylamin (amin bậc một)

CH3-CH2-NH-CH3: etylmetylamin (amin bậc hai)

: trimetylamin (amin bậc ba)

b) C7H9N:

Advertisements (Quảng cáo)

 : benzylamin (amin bậc một)

: 0-metylanilin (amin bậc một)

: m-metylanilin (amin bậc một)

 : p-metylanilin (amin bậc một)

: metylphenylamin (amin bậc hai).


Bài 4.Trình bày phương pháp hóa học để tách riêng từng chất trong mỗi hỗn hợp sau đây:

a) Hỗn hợp khí: CH4và CH3NH2;

b) Hỗn hợp lỏng: C6H6, C6H5OH và C6H5NH2.

Hướng dẫn :

a) Sục hỗn hợp khí qua dung dịch HCl dư thu được khí CH4: Dung dịch thu được sau phản ứng cho tác dụng với dung dịch NAOH dư thu được metylamin.

b) Cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch NAOH, lắc đều, sau đó chiết thu được dung dịch A (C6H5ONa + NaOH dư) và dung dịch B (C6H+ C5H5NHdư) ; sục CO2dư vào dung dịch A thu được phenol; cho dung dịch HCl dư vào dung dịch B, lắc đều thu được benzen và dung dịch chứa C6H5NH3Cl + HCl dư; cho tiếp dung dịch NaOH dư vào dung dịch vừa tạo thành sẽ thu được anilin.


Bài 5. Hãy tìm phương pháp hóa học để giải quyết hai vấn đề sau:

a) Rửa lọ đã đựng anilin.

b) Khử mùi tanh của cá sau khi mổ để nấu. Biết rằng mùi tanh của cá (đặc biệt là cá mè) là do hỗn hợp một số amin (nhiều nhất là trimetylamin) và một số chất khác gây nên.

Hướng dẫn: a) Dùng dung dịch axit.

b) Dùng giấm để khử mùi tanh.


Bài 6. a) Tính thể tích nước brom 3% (D = 1,3 g/ml) cần dùng để điều chế 4,4 gam tribromanilin.

b) Tính khối lượng anilin có trong dung dịch A. Biết khi cho A tác dụng với nước brom thì thu được 6,6 gam kết tủa trắng.

Giả thiết rằng hiệu suất phản ứng của cả hai trường hợp trên là 100%.

Hướng dẫn giải bài 6:

a) C6H5NH+ 3 Br2 → C6H2Br3NH2↓ + 3 HBr   (1)

3 mol             330 gam

x mol             4,4 gam

=> x = 0,04: VddBr23%= (0,04 . 160 .100)/ (3.1.3) = 164,1 (ml).

b) C6H5NH+ 3 Br2 → C6H2Br3NH2↓ + 3 HBr   (2)

1 mol                    330 gam

y mol                    6,6 gam

=> y = 0,02;

mC6H5NH2 = 0,02 . 93 = 1,86 (gam).

Advertisements (Quảng cáo)