Trang Chủ Bài tập SGK lớp 12 Bài tập Hóa 12

Giải bài 1,2,3, 4,5,6,7,8 trang 111 SGK Hóa 12: Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm

[Bài 25 Hóa học 12] lý thuyết và giải bài 1,2,3,4,5,6,7,8 trang 111 SGK Hóa lớp 12: Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm

1. Kim loại kiềm

– Thuộc nhóm IA, đứng đầu mỗi chu kì (trừ chu kì 1).

– Tính chất vật lí: mềm, khối lượng riêng nhỏ, nhiệt độ nóng chảy thấp.

– Có 1e ở lớp ngoài cùng (ns1).

– Tính chất hóa học: có tính khử mạnh nhất trong tất cả các kim loại (tác dụng với nước, axit, phi kim).

M → M+ + 1e

– Phương pháp điều chế: điện phân hợp chất nóng chảy.

2MCl  –đpnc–>   2M + Cl2

4MOH  –đpnc–> 4M + O2 ↑ + 2H2O

2. Một số hợp chất của kim loại kiềm

– NaOH: có tính kiềm mạnh; được dùng để nấu xà phòng, chế phẩm nhuộm tơ nhân tạo,…

– NaHCO3: có tính lưỡng tính, bị phân hủy bởi nhiệt; dùng được trong công nghiệp dược phẩm và thực phẩm.

– Na2CO3: là muối của axit yếu; được dùng trong công nghiệp thủy tinh, bột giặt, phẩm nhuộm, giấy sợi…

– KNO3: có tính oxi hóa mạnh khi đun nóng; được dùng làm phân bón, chế tạo thuốc nổ.

Gợi ý trả lời các câu hỏi bài tập Hóa 12 trang 111 bài 25: Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm

Bài 1: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm là

A. ns1.                                                     B. ns2.

C. ns2np1.                                                D. (n-1)dxnsy.

Đáp án đúng: A


Bài 2: Cation M+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 2s22p6. M+ là cation nào sau đây?

A .Ag+.                                            B. Cu+.

C. Na+.                                            D. K+.

Đáp án đúng: C


Bài 3: Nồng độ phbần trăm của dung dịch tạo thành khi hòa tan 39 gam Kali loại vào 362 gam nước là kết quả nào sau đây?

Advertisements (Quảng cáo)

A.15,47%.                                                         B. 13,97%.

B.14%.                                                              D. 14,04%.

Chọn C.

2K + 2H2O→ 2KOH + H2

nK = 39/39 = 1 (mol) =>nKOH = 1 mol; nH2 = 0,05 mol

mdung dịch = 39 + 362 – 0,5.2 = 400 (gam)

C% = 1,56/400 = 14%.


Bài 4 : Trong các muối sau, muối nào dễ bị nhiệt phân?

A. LiCl.                                B.NaNO3

C.KHCO3.                             D. KBr.

Đáp án đúng: C


Bài 5 (SGK Hóa lớp 12 trang 111): Điện phân muối clorua của một kim loại kiềm nóng chảy, thu được 0,896 lít khí (đktc) ở anot và 3,12 gam kim loại ở catot. Hãy xác định công thức phân tử của muối kim loại kiềm đó.

Giải bài 5:

2016-09-10_182232

Advertisements (Quảng cáo)

Kim loại M là K


Bài 6 trang 111: Cho 100 gam CaCO3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl thu được một lượng khí CO2. Sục lượng khí CO2 thu được vào dung dịch chứa 60 gam NaOH. Tính khối lượng muối tạo thành.

Giải bài 6:

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 ↑ + H2O

nCaCO3 = 100/100 = 1 (mol) =>nCO2 = 1 mol

nNaOH = 60/40 = 1,5 mol

Vì 1 < nNaOH : nCO2 = 1,5 < 2 =>Tạo thành 2 muối

CO2 + NaOH → NaHCO3

X         x        x (mol)

CO2 + NaOH → Na2CO3 + H2O

y         y         y (mol)

Ta có hệ phương trình:

2016-09-10_182509

mNaHCO3 = 84.0,5 = 42 (gam); mNa2CO3 = 106.0,5 = 53 (gam)

Khối lượng muối thu được: 42 + 53 = 95 (gam).


Bài 7: Nung 100 gam hỗn hợp gồm Na2CO3 và NaHCO3 cho đến khi khối lượng của hỗn hợp không đổi, được 69 gam chất rắn. Xác định thành phần phần trăm khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.

Đáp án bài 7: 2NaHCO3  –t°–>  Na2CO3 + CO2 ↑ + H2O ↑

Cứ 2,84 gam 2NaHCO3 bị nhiệt phân thì khối lượng giảm: 44 + 18 = 62 (gam)

X gma                ←                        khối lượng giảm: 100 – 69 = 31 (gam)

=>x =  = 84 (gam)

=> % mNaHCO3 = 84%;

% mNa2CO3 = 100% – 84% = 16%.


Bài 8 trang 111 SGK hóa 11: Cho 3,1 gam hỗn hợp gồm hai kim loại kiềm ở hai chu kì liên tiếp nhau trong bảng tuần hoàn tác dụng hết với nước thu được 1,12 lít H2 ở đktc và dung dịch kiềm.

a) Xác định tên hai kim loại đó và tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại.

b) Tính thể tích dung dịch HCl 2M cần dùng để trung hòa dung dịch kiềm và khối lượng hỗn hợp muối clorua thu được

Hướng dẫn:

a) Gọi công thức chung của 2 kim loại kiềm là M

M + H2O → MOH + 1/2H2

nH2 = 0,05 mol => nM = 0,1 mol

=> M = 3,1/0,1= 31 (g/mol); Vậy 2 kim loại đó là Na và K

Gọi x là số mol kim loại Na, ta có:

23x + 39(0,1 – x) = 3,1 => x = 0,05

% mNa = (23 x 0,05)/3,1 . 100% = 37,1%;

% mK = 100% – 37,1% = 62,9%.

b) H+ + OH → H2O

nHCl = nH+  = nMOH = 0,1 mol =>Vdung dịch HCl = 0,1/2= 0,05 (lít)

mhh muối = (31 + 35,5).0,1 = 6,65 (gam)

Advertisements (Quảng cáo)