I. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ:
1. Mục đích:
Phủ định những ý kiến chưa chuẩn xác.
2. Khái niệm:
Thao tác lập luận bác bỏ là dùng lí lẽ và dẫn chứng đúng đắn, khoa học để chỉ rõ những sai lầm, lệch lạc, thiếu khoa học của một quan điểm, ý kiến nào đó.
3. Yêu cầu:
-> Nắm chắc những ý kiến sai lầm, đưa ra những lí lẽ và bằng chứng thuyết phục với thái độ thẳng thắn, cẩn trọng, phù hợp.
II. Cách bác bỏ:
1. Phân tích ngữ liệu:
a) Ngữ liệu 1:
* Nội dung bác bỏ: Ý kiến: “Nguyễn Du là một con bệnh thần kinh”.
*Cách thức bác bỏ:
– Chỉ ra sự suy diễn vô căn cứ:
+ Mắc bệnh (U cư, Mạn hứng)
+ Khiếu ảo giác (Văn tế thập loại chúng sinh)
+ Mấy bài thơ tả nỗi sầu muộn và sợ hãi.
-> Quyết đoán rằng Nguyễn Du bị mắc chứng loạn thần kinh.
* Cách lập luận
– So sánh với những thi sĩ nước ngoài có trí tưởng tượng kì dị tương tự Nguyễn Du:
“Có những thi sĩ Anh Cát Lợi, Na Uy, Đan Mạch thường sẵn thứ tưởng tượng kì dị, có khi quái dị ấy”.
– Cách diễn đạt: phối hợp các loại câu để đoạn văn có sức thuyết phục:
+ Câu phủ định: “Không thế đâu”
“cái mà tác giả bảo là ảo giác, ta cho là trí tưởng tượng của nghệ sĩ”.
+ Câu cảm thán: “đã là một sự quá bạo”.
+ Câu hỏi tu từ: “Tác giả căn cứ vào đâu mà biết như vậy rằng Nguyễn Du bị mắc bệnh thần kinh?”
“…thì lối lập luận ấy có khoa học không?”
=> Bác bỏ lập luận.
Advertisements (Quảng cáo)
b) Ngữ liệu 2:
* Nội dung bác bỏ: Ý kiến “Tiếng nước mình còn nghèo nàn”.
*Cách thức bác bỏ:
+ Trực tiếp phê phán: “Lời trách cứ này không có cơ sở nào cả”.
+ Phân tích bằng lí lẽ và dẫn chứng:
* Cách lập luận:
– Lí lẽ: “Họ chỉ biết những từ thông dụng và còn nghèo những từ An Nam hơn bất cứ người phụ nữ và nông dân An Nam nào”.
– Dẫn chứng: “Ngôn ngữ của Nguyễn Du.”
“Người An Nam có thể dịch những tác phẩm của Trung Quốc sang nước mình mà không thể viết những tác phẩm tương tự”.
– Cách diễn đạt: sử dụng nhiều câu nghi vấn:
“Ngôn ngữ của Nguyễn Du nghèo hay giàu?”
“Vì sao người An Nam … tác phẩm tương tự?
– Tìm nguyên nhân của luận cứ sai lệch:
“Sự bất tài của con người”.
=> Bác bỏ luận cứ.
c) Ngữ liệu 3:
* Nội dung bác bỏ: Ý kiến “Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi”.
Advertisements (Quảng cáo)
* Cách thức bác bỏ:
+ So sánh tác hại của rượu và tác hại của thuốc lá:
– Uống rượu thì chỉ người uống chịu
– Hút thuốc thì những người ở gần người hút cũng hít phải luồng khói độc.
* Cách lập luận:
+ Phân tích tác hại do những người hút thuốc lá gây ra:
– Đầu độc, gây bệnh cho những người xung quanh.
– Làm nhiễm độc, suy yếu thai nhi.
– Nêu gương xấu cho con trẻ.
+ Cách diễn đạt: phối hợp câu khẳng định và câu cảm thán:
– “Tội nghiệp thay những cái thai còn nằm trong bụng mẹ …”
– “Hút thuốc thì những người gần anh cũng hít phải luồng khói độc…”
=> Bác bỏ luận điểm.
2. Các cách thức bác bỏ:
– Bác bỏ luận điểm
– Bác bỏ luận cứ
– Bác bỏ luận chứng
=> Có thể bác bỏ một luận điểm, luận cứ hoặc một cách lập luận bằng cách nêu tác hại, chỉ ra nguyên nhân, hoặc phân tích những khía cạnh sai lệch của luận điểm, luận cứ, lập luận.
III. Luyện tập:
Bài 1. a) Ý kiến, quan điểm bác bỏ:
– Nguyễn Dữ bác bỏ ý nghĩ sai lệch:
“cứng quá thì gãy”, “từ đó mà đổi cứng ra mềm”.
– Nguyễn Đình Thi bác bỏ một quan điểm sai lầm: “thơ là những lời đẹp”.
b) Cách bác bỏ và giọng văn:
– Nguyễn Dữ: dùng lí lẽ và dẫn chứng để trực tiếp bác bỏ với giọng văn dứt khoát, chắc nịch.
+ Lí lẽ: “Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời”
+ Dẫn chứng: Ngô Tử Văn cứng mà không gãy, hơn thế còn được phong thưởng.
– Nguyễn Đình Thi: dùng dẫn chứng để bác bỏ với giọng văn nhẹ nhàng, tế nhị:
+ Dẫn chứng:
– Thơ Hồ Xuân Hương
– Thơ Nguyễn Du
– Thơ Bô dơ le
– Thơ kháng chiến chống Pháp
=> đều không dùng lời đẹp.
c) Kinh nghiệm:
Khi bác bỏ cần lựa chọn thái độ và giọng van phù hợp.
Bài 2: – Đây là một quan niệm sai lệch về kết bạn trong học sinh.
– Phân tích nguyên nhân học yếu của bạn: lười học, vì sức khỏe, vì hoàn cảnh gia đình….
– Chỉ ra nguyên nhân và tác hại của quan niệm sai lệch trên => khẳng định, có nhiều bạn học yếu nhưng vẫn cố gắng vươn lên .
– Lấy dẫn chứng : những đôi bạn học tập và giúp đỡ nhau.
– Khẳng định : cần phải kết bạn và giúp đỡ những người học yếu.