I. Phân tích đề
Đề 1: Có định hướng cụ thể, nêu rõ các yêu cầu về nội dung, giới hạn dẫn chứng
– Vấn đề cần nghị luận: Việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
– Yêu cầu về nội dung: Từ ý kiến của Vũ Khoan, có thể suy ra:
+ Người Việt Nam có nhiều điểm mạnh: thông minh, nhạy bén với những cái mới
+ Người VN cũng không ít điểm yếu: thiếu hụt về kiến thức cơ bản, khả năng thực hành và sáng tạo hạn chế
+ Phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu là thiết thực chuẩn bị hành trang vào thế kỉ XXI
– Yêu cầu về phương pháp: Sử dụng thao tác lập luận bình luận, giải thích, chứng minh; dùng dẫn chứng thực tế xã hội là chủ yếu
Đề 2: Là “đề mở”: chỉ yêu cầu bàn về tâm sự của Hồ Xuân Hương trong bài thơ “Tự tình”, một khía cạnh nội dung của bài thơ, còn người viết phải tự tìm xem đó là gì, diễn biến ra sao, được biểu hiện như thế nào
– Vấn đề cần nghị luận: Tâm sự của Hồ Xuân hương trong bài thơ Tự tình (bài II)
– Yêu cầu về nội dung: Nêu cảm nghĩ của mình về tâm sự và diễn biến tâm trạng của Hồ Xuân Hương: nỗi cô đơn, chán chương, khát vọng được sống hạnh phúc
– Yêu cầu về phương pháp: Sử dụng thao tác lập luận phân tích kết hợp với nêu cảm nghĩ, dẫn chứng thơ Hồ Xuân Hương là chủ yếu =>dẫn chứng văn học
Đề 3: Là “đề mở”, người viết tự giải mã giá trị nội dung và hình thức của bài thơ
– Vấn đề cần nghị luận: Về một vẻ đẹp của bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến
– Yêu cầu về nội dung: Nêu cảm nghĩ của mình về vẻ đẹp mùa thu trong bài thơ hoặc tâm trạng cả nhà thơ, vẻ đẹp ngôn ngữ của bài thơ “Câu cá mùa thu”
– Yêu cầu về phương pháp: Sử dụng thao tác lập luận phân tích kết hợp với nêu cảm nghĩ, dẫn chứng thơ Nguyễn khuyến là chủ yếu => dẫn chứng xã hội
II. Lập dàn ý
Lập dàn ý là sắp xếp các ý theo trình tự logic. Lập dàn ý giúp người viết không bỏ những ý quan trọng, đồng thời loại bỏ những ý không cần thiết.
Có thể thực hiện theo các bước:
– Xác định luận điểm, luận cứ.
– Sắp xếp các luận điểm, luận cứ theo một trình tự logic, chặt chẽ.
Advertisements (Quảng cáo)
III. Luyện tập
Đề 1: 1. Phân tích đề:
– Vấn đề cần nghị luận: Giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”
– Yêu cầu nội dung:
+ Bức tranh cụ thể, sinh động về cuộc sống xa hoa, phù phiếm nhưng thiếu sinh khí của những người trong phú Chúa, tiêu biểu là thế tử Trịnh Cán
+ Thái độ phê phán nhẹ nhàng mà thấm thía cũng như dự cảm về sự suy tàn đang tới gần của triều Lê – Trịnh thế kỉ XVIII.
– Thao tác: lập luận phân tích
– Phạm vi dẫn chứng: Đoạn trích “Vào phú chúa Trịnh”
2. Lập dàn ý:
a. Mở bài: Giới thiệu về Lê Hứu Trác và vị trí đoạn trích
b. Thân bài
* Cuộc sống giàu sang, xa hoa của chúa Trịnh
* Chân dung Trịnh Cán:
Advertisements (Quảng cáo)
– Vây quanh cậu bé là bao nhiêu vật dụng (gấm vóc lụa là, vàng, ngọc, nến, …)
– Người hầu hạ, cung tần mĩ nữ đứng gần hoặc chầu chực ở xa. Tất cả chỉ là những cái bóng vật vờ, thiếu sinh khí.
– Bị bọc kín trong cái tổ kén vàng đẹp áo quần, oai tư thế
– Đó là con người ốm yếu, bệnh hoạn (tinh khí …)
* Thái độ của tác giả
– Phê phán cuộc sống ích kỉ, giàu sang, phè phỡn của nhà chúa.
– Thể hiện sự suy đồi của cả XHPK
– Cuộc sống vật chất giàu sang quá mức, trái lại tinh thần thì rỗng tuếch, đạo đức xói mòn.
c. Kết bài
Đề 2: 1. Phân tích đề:
– Vấn đề cần nghị luận: Phân tích tài năng sử dụng ngông ngữ dân tộc của Hồ Xuân Hương qua một số bài thơ.
– Phương pháp: Sử dụng thao tác lập luận phân tích kết hợp với bình luận
– Phạm vi dẫn chứng là những từ ngữ giản dị, thuần Việt, những câu thơ sáng tạo, thành ngữ, ca dao trong hai bài thơ Bánh trôi nước và Tự tình II của Hồ Xuân Hương
2. Lập dàn ý
1. Mở bài:
– Giới thiệu về Hồ Xuân Hương =>tài năng sử dụng ngôn ngữ của bà.
– Tài năng đó được thể hiện qua một số bài thơ Nôm: bánh trôi nước, tự tình II,..
b. Thân bài:
– Ngôn ngữ dân tộc trong hai bài thơ Bánh trôi nước và Tự tình II được thể hiện một cách tự nhiên, linh hoạt, khái quát.
+ Dùng văn tự Nôm
+ Sử dụng nhiều từ ngữ thuần Việt.
+ Vận dung nhiều ý thơ trong kho tàng thành ngữ, tục ngữ, ca dao…
+ Sử dụng hình thức đảo trật tự từ trong câu
– Cảm nghĩ: Sự sáng tạo đó góp phần khẳng định vị thế rất đáng trân trọng của Hồ Xuân Hương trong làng thơ Nôm nói riêng và trong văn học trung đại nói chung =>Bà được mệnh danh cho Hồ Xuân Hương là Bà chúa thơ Nôm.
c. Kết bài
Khẳng định lại vấn đề cần lập luận.