Trang Chủ Bài tập SGK lớp 11 Soạn văn lớp 11

Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận phân tích Văn 11: Phân tích hình ảnh sĩ tử và quan trường trong hai câu thơ?

Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận phân tích Văn 11: Câu 1. Thái độ sống hợp lí: Nên mạnh dạn bày tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân trước mọi người và đám đông. Lòng tin tưởng vào kiến thức, kĩ năng và năng lực của bản thân mình….

Câu 1: a. Thái độ tự ti

– Khái niệm tự ti: Tự ti là tự đánh giá thấp mình nên thiếu tự tin. Tự tin hoàn toàn khác với khiêm tốn

– Những biểu hiện của thái độ tự ti:

+ Không dám tin tưởng vào năng lực, sở trường, sự hiểu biết…, của mình

+ Nhút nhát, tránh những chỗ đông người, có thể biểu hiện thêm về vẻ lầm lì, ít nói, ít chia sẻ

+ Không dám mạnh dạn đảm nhận những nhiệm vụ được giao cũng như nêu ý kiến của bản thân

– Tác hại của thái độ tự ti:

+ Sống thụ động, không phát huy hết năng lực, sở trường vốn có.

+ Ít có sự giao lưu, học hỏi về kiến thức cũng như kĩ năng.

+ Không hoà đồng, ít có đóng góp cho tập thể

+ Không hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Advertisements (Quảng cáo)

– Thái độ sống hợp lí: Nên mạnh dạn bày tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân trước mọi người và đám đông. Lòng tin tưởng vào kiến thức, kĩ năng và năng lực của bản thân mình.

b. Thái độ tự phụ

– Khái niệm: Tự phụ là thái độ đề cao quá mức bản thân, tự cao, tự đại đến mức coi thường người khác. Tự phụ khác với tự hào.

– Những biểu hiện của thái độ tự phụ:

+ Luôn đề cao quá mức bản thân

+ Luôn tự cho mình là đúng, bác bỏ ý kiến cũng như sự góp ý của người khác. Sẽ có quan điểm bảo thủ, không biết lắng nghe.

Advertisements (Quảng cáo)

+ Khi làm được một việc gì đó lớn lao thì thậm chí còn tỏ ra coi thường người khác,

– Tác hại của thái độ tự phụ:

+ Không đánh giá đúng năng lực cũng như nhận thức của chính bản thân mình

+ Không khiêm tốn, không học hỏi, công việc dễ thất bại.

+ Không được lòng bạn bè, đồng nghiệp

c. Xác định thái độ sống hợp lí:

– Cần phải biết đánh giá đúng bản thân để phát huy hết những điểm mạnh cũng như có thể khắc phục hết những điểm yếu.

– Tiếp thu, học học những ý kiến đóng góp, những lời khuyên của mọi người xung quanh.

Câu 2: – Sử dụng từ láy tượng thanh và tượng hình “ lôi thôi, ậm oẹ”: giàu hình tượng và cảm xúc -> hình dung cụ thể hình dáng, cử chỉ lời nói của sĩ tử và quan trường

– Nghệ thuật đảo trật tự cú pháp: nhấn mạnh và tăng sức khái quát về hình ảnh:

+ Sĩ tử: luộm thuộm, vất vả, bệ rạc

+ Quan trường: có vẻ ra oai, nạt nộ nhưng tất cả đều là sự giả dối

– nổi bật hình dáng và hành động của sĩ tử và quan trường: sĩ tử vai đeo lọ (luộm thuộm, không gọn gàng, nhếch nhác, tội nghiệp), quan trường miệng thét loa (cố tạo ra cái oai, tức cười, thảm hại) => Quy cách, dáng vẻ của họ không đúng với những gì người ta tưởng tượng, đã mất đi hình ảnh nho nhã của các sĩ tử cũng như sự trang nghiêm, nghiêm nghị của các quan. Thân phận nhà nho: coi thường, khinh rẻ, không có khí chất của những người có học thức

=> Cảnh trường thi: huyên náo, lộn xộn, thiếu nghiêm túc.

Advertisements (Quảng cáo)